ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 17:43:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng chuyến biển cuối năm

Báo Cà Mau Những ngày này, nhiều ngư dân ở các địa phương ven biển trong tỉnh đang tất bật chuẩn bị lương thực, thực phẩm và ngư cụ cho chuyến biển cuối năm với mong muốn sẽ thu được nhiều “lộc biển” và trở về đón một cái Tết cổ truyền thật tươm tất.

Từ sáng sớm, Cảng cá Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, đã tấp nập người, xe vận chuyển hàng hoá và các nhu yếu phẩm chuẩn bị ra khơi. Nụ cười luôn thường trực trên gương mặt của các chủ tàu và thuyền viên, ai nấy đều hy vọng đánh bắt được nhiều tôm, cá để có thu nhập cao, trang trải cuộc sống gia đình và đón Tết.

Vào dịp cuối năm, do nhu cầu tăng cao, hải sản rục rịch tăng giá.

Anh Trần Văn Niềm, chủ tàu CM 91656 TS, chia sẻ, năm qua, tàu anh ra khơi 11 chuyến, trong đó có 8 chuyến đánh bắt có lãi, 2 chuyến hoà vốn, 1 chuyến lỗ vốn. Chuyến cuối năm này, anh dự định sẽ vào bờ vào khoảng giữa tháng Chạp, để chuẩn bị đón Tết cùng gia đình.

“Những năm trước đây, năm nào tàu tôi cũng trúng đậm mẻ lưới cuối năm, nên hy vọng chuyến biển này tiếp tục may mắn, đánh bắt được nhiều cá, mực, để gia đình và các bạn ghe có cái Tết sung túc hơn”, anh Niềm hy vọng.

Tại cửa biển Khánh Hội, xã Khánh Hội, huyện U Minh, nhiều chủ tàu cá cũng đang tất bật mua nhu yếu phẩm. Trên tàu, các ngư phủ kiểm tra lại máy móc và các thiết bị. Anh Hà Văn Sáu chia sẻ:  “Hiện nay, thời tiết chuyển mùa chướng nên biển không có nhiều tôm, cá. Tuy nhiên, thời điểm này, ít tàu ra khơi đánh bắt hơn bình thường nên tôi hy vọng chuyến biển cuối năm khoang tàu đầy cá, tôm; giá cả hải sản tăng cao, để gia đình cùng các bạn ghe có cái Tết cổ truyền ấm áp hơn”.

Anh Phan Anh Vũ, chủ tàu cá CM 14543 TS, cho biết: “Thời điểm cuối năm, tuy sản lượng đánh bắt không cao bằng những tháng đầu năm, nhưng bù lại nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, hy vọng giá cả các mặt hàng hải sản tăng cao, lãi nhiều, để mọi người ai cũng có cái Tết no ấm”.

Tuy nhiên, nhiều chủ tàu khai thác xa bờ cho hay, chuyến biển cuối năm này họ sẽ đánh bắt xuyên Tết. Anh Bùi Vũ Nam chia sẻ: "Ngoài xăng, đầu, nước đá và các nhu yếu phẩm phục vụ chuyến biển, chúng tôi còn mang theo cả mứt Tết, hạt dưa, củ kiệu, bánh chưng... để đón Tết trên biển, sau đó trở về vào khoảng mùng Mười tháng Giêng".

Do thiếu lao động, nhiều tàu cá phải nghỉ Tết sớm.

Ông Nguyễn Văn Thúc, Chủ tịch Hội Thuỷ sản thị trấn Sông Ðốc, cho biết: "Trong tổng số 1.115 tàu có công suất lớn, có khả năng khai thác dài ngày trên biển, có khoảng 50% lượng tàu ra khơi cuối năm, số còn lại phải nghỉ Tết sớm. Hiện nay việc tìm kiếm lao động đi biển là điều nan giải cho nhiều chủ tàu cá vì nhiều ngư phủ nghỉ về quê, nên nhiều tàu cá phải nằm bờ. Bên cạnh đó, trong 2 chuyến biển vừa qua, nhiều tàu lỗ vốn. Ngư trường những tháng cuối năm không dồi dào tôm cá, nhiều chủ tàu cũng không muốn ra khơi, đợi qua Tết quay trở lại đánh bắt chuyến biển đầu năm".

Ðể chuyến vươn khơi trong những ngày cuối năm an toàn, các địa phương ven biển thường xuyên phối hợp với các đồn biên phòng nắm bắt số lượng tàu cá và ngư dân đang hoạt động khai thác hải sản trên biển trước, trong và sau tết Nguyên đán. Ban quản lý các cảng cá, bến cá tăng cường kiểm tra, sắp xếp và chuẩn bị phương án neo đậu tàu thuyền hợp lý, phòng chống cháy nổ trong những ngày Tết./.

 

Trung Ðỉnh

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.