ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 06:05:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ sĩ Bình Tinh

Làm mới sân khấu cải lương

Báo Cà Mau

- Chào Nghệ sĩ Bình Tinh, một năm qua, sự duy trì hoạt động của đoàn Huỳnh Long có khởi sắc nào?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Một năm qua, đoàn Huỳnh Long nhận được ơn trên Tổ nghiệp thương, nên mỗi suất diễn đều được khán giả yêu mến và ủng hộ. Suất diễn nào cũng hết vé. Ðiều đó làm cho anh em đoàn thêm phấn khởi. Ðoàn luôn muốn làm mới sân khấu cải lương bằng cách mời thêm những "cây đa, cây đề" ở lĩnh vực khác hỗ trợ đoàn. Chẳng hạn như tuồng "Hoàng hậu hai quê hương" diễn vào dịp tết Giáp Thìn, tôi có mời Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Minh Nhí đồng hành cùng NSƯT Hoài Linh tạo hiệu ứng hài. Cát sê luôn là vấn đề đau đầu khi mời các ngôi sao tăng cường. Cũng nhờ tình cảm của các cô chú dành cho đoàn, nên chuyện tiền nong cũng ổn định. 

Nghệ sĩ Bình Tinh cùng các thành viên đoàn tuồng cổ Huỳnh Long làm lễ cúng khai trương đầu năm mới 2024. (Ảnh nhân vật cung cấp)

- Việc xây dựng tên tuổi của đoàn Huỳnh Long từ những bước đầu đến thời điểm hiện tại khiến chị hài lòng và chưa hài lòng điều gì?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Những gì tôi hứa với mẹ ruột - cố Soạn giả Bạch Mai là duy trì đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long và đưa đoàn sang nước ngoài biểu diễn, tôi đều làm được. Vừa rồi, đoàn đã có chuyến lưu diễn ở Pháp và châu Âu, được các kiều bào thương và ủng hộ, gây nên tiếng vang rất tốt. Tôi là người duy nhất gánh vác trọng trách duy trì và bảo tồn đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, đã nối dài 3 đời, nên phải luôn cố gắng mỗi ngày. Chắc chắn phải gánh nặng nhưng tôi luôn tâm niệm, làm sao tất cả những thành tựu của gia đình được khán giả công nhận qua nhiều thập kỷ, đến nay những người thân của tôi không còn nữa và tôi vẫn chấp bút viết tiếp vinh quang đó. Tôi không thể từ chối hoặc thoái thác, vì đó cũng là niềm đam mê, lòng yêu thương, yêu nghề, yêu sân khấu của tôi, nhất là sân khấu lại mang tên dòng họ của mình.

- Trong vài năm qua, có nhiều đoàn cải lương gia tộc muốn vinh danh và tiếp nối truyền thống, bên cạnh đó tạo ra những sân khấu cải lương rất đa dạng và đa sắc. Chị có lo lắng khi khán giả sẽ chia ra và tạo nên sự cạnh tranh của các anh em nghệ sĩ không?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Tôi không nghĩ đó là sự cạnh tranh. Nếu các cô chú, anh chị, bạn bè phát triển thêm nhiều đoàn để sân khấu cải lương sáng đẹp hằng đêm, đó là điều hạnh phúc. Tôi nghĩ hầu như các đồng nghiệp cũng mong điều đó, chỉ mong sân khấu cải lương càng ngày được khán giả chào đón. Khán giả đến với sân khấu nhiều, đó là niềm hạnh phúc của chúng tôi. Dù cho đoàn Huỳnh Long, Minh Tơ, Anh Vũ, Trường Giang, Khánh Tâm..., thậm chí các bé yêu nghề đang phát triển những câu lạc bộ cải lương tuồng cổ, thì đó là sự khích lệ. Tôi nghĩ mình nên lan toả điều đó, để khán giả ngày càng yêu thương cải lương nhiều hơn. Khán giả đến với sân khấu nào, đều là hạnh phúc của người nghệ sĩ.

Nghệ sĩ Bình Tinh cho biết mỗi vở diễn đều được tăng cường trang phục và cảnh trí. (Ảnh nhân vật cung cấp)

- Chị cảm thấy các khán giả hiện nay, nhất là khán giả trẻ đón nhận cải lương như thế nào?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Rất mạnh mẽ, hầu như các đêm diễn của tôi bây giờ, ông bà, cô chú đến ít nhưng khán giả trẻ rất nhiều, vì họ yêu sự nhiệt huyết, trẻ trung, sáng tạo. Nói đúng hơn, họ yêu thương bắt nguồn từ ông, bà, cha, mẹ và họ thấy cải lương phát triển không ngừng, phá cách ở những sự biến tấu từ trang phục, tuồng tích... Các bạn đi xem lại muốn được làm nghệ sĩ, có những bạn đi xem hát rồi đi theo, yêu thương nghệ sĩ, thậm chí đi hát cùng, đó là điều rất đáng vui mừng.

Mỗi lần biểu diễn ở các trường học, tôi thấy sự hò hét của các bạn nhỏ. Ðó là câu trả lời rằng, đi đến đâu sân khấu cải lương đều được mọi người yêu thương và đón nhận, vì chỉ có duy nhất đất nước Việt Nam mới có cải lương. Trên thế giới này đâu có nơi nào có bộ môn đặc biệt và ma lực như thế. Khi bước vào sân khấu, nhìn thấy trang phục, ánh đèn lung linh, nghệ sĩ dùng hết công sức để thoả mãn niềm đam mê, mà ngay cả những người nghệ sĩ đang là nghệ sĩ vẫn còn đam mê, đừng nói chi khán giả.

- Theo chị, cải lương đang phải đối mặt với những thách thức gì để có thể duy trì và phát triển hơn nữa?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Ngày xưa ông bà, cha mẹ dựng một vở tuồng và mỗi ngày mỗi diễn, có khi diễn suốt tháng, đi liên tục để phục vụ khán giả yêu thích cải lương. Bây giờ, một vở diễn tập rất cực khổ, nhưng chỉ diễn 1 hoặc 2 lần/tháng. Tôi đang cố gắng phát triển. Muốn làm được thì phải giải quyết một số vấn đề đặt ra, như nơi biểu diễn hiện vẫn đang còn khan hiếm; phải có cách thức quảng bá để khán giả cải lương ngày một nhiều hơn. Ðiều nan giải nữa là giá vé. Nếu bán giá vé thấp quá thì chi phí của một đêm sân khấu cải lương không thể nào đủ, nhất là đối với đoàn Huỳnh Long. Ðể diễn một vở phải quy tụ cả trăm con người, phát lương và chi trả mọi thứ, không có đêm nào mà dư được một ngàn đồng, tôi phải đi hát ở ngoài để đắp vào. Nếu hạ giá vé xuống, khán giả sẽ đi xem nhiều lần hơn, thậm chí sẽ diễn được nhiều suất hơn; nhưng muốn hạ được giá vé, mọi thứ chi phí lại càng khó khăn, bởi càng ngày chi phí càng cao. Ðó là thử thách và nan giải, tôi đang cố gắng từng ngày, tìm ra được hướng giải quyết để đoàn Huỳnh Long sáng đèn nhiều hơn, từ 1 tháng 1 lần lên 2 tuần diễn 1 lần hoặc 1 tuần diễn 1 lần.

- Mẹ chị là Soạn giả Bạch Mai rất nổi tiếng và có những kho tàng về vở tuồng rất phong phú. Nhưng diễn những vở đó phải đan xen những vở mới. Chị có nối tiếp nghề soạn giả của mẹ để có thêm những vở tuồng mới không?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Hầu như tất cả những vở tuồng của mẹ tôi bây giờ được phục dựng. Thời mẹ dàn dựng là thời 7X, 8X. Mỗi thập kỷ trôi qua, sự phát triển lại khác. Nếu muốn thu hút các bạn trẻ, phải có những cái mới, lạ, đan xen phù hợp. Thứ nhất, không biến chất từ kịch bản của mẹ; thứ hai, gây sự đồng cảm, yêu thương của khán giả. Tôi nhờ có Nghệ sĩ Nhân dân Hữu Quốc là một người rất tài giỏi, vừa là đạo diễn vừa hỗ trợ cho tôi khi anh có thể viết kịch bản. Lúc trước, mẹ tôi dựng có 2 tiếng, bây giờ nhu cầu được thêm 3 tiếng. Những lời văn đó, anh ấy viết xong, tôi xem lại, hai anh em cùng chia sẻ với nhau.

Lúc này, thực sự tôi quá nhiều việc, phải mưu sinh bên ngoài để lo cho đoàn và không có thời gian viết tuồng như mẹ.

- Chị cho con gái mình bắt đầu tham gia biểu diễn, đây có phải là cách chị hướng con gái nối nghiệp gia đình không?

Nghệ sĩ Bình Tinh: Thực sự không, quan điểm chủ yếu của tôi là con phải học. Với những vai diễn nhỏ trong đoàn, tôi muốn con vào để cảm nhận được đây là cái nôi của gia đình, cái gốc đã cho ông bà, cha mẹ tên tuổi; chén cơm đã nuôi ông bà, cha mẹ, thậm chí là nuôi con. Cho con được nhìn thấy, trải nghiệm và con phải biết tôi đang gánh vác đây là một gia tộc, sự hãnh diện của gia tộc Huỳnh Long. Ðối với tôi, tôi vẫn muốn con phải học cho giỏi, phải có kiến thức. Con cũng hiểu được điều đó nên con chỉ tham gia vào những ngày thứ Bảy, Chủ nhật, thậm chí lâu lâu mới được mẹ cho hát. Trước mắt là phải học và học.

- Cảm ơn Nghệ sĩ Bình Tinh về buổi trò chuyện này!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Nghệ sĩ Kim Hiền và hành trình trở lại trường thi: "Bám chữ để vượt qua chính mình"

Sáng 27/6, trong không khí nghiêm túc của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau), một “thí sinh đặc biệt” lặng lẽ đến trường thi từ rất sớm. Đó là Trần Kim Hiền (Nghệ sĩ Kim Hiền, Đoàn Cải lương Hương Tràm, sinh năm 1984), học viên lớp 12B2, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.