ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 18-11-24 08:21:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng Cà Mau ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Báo Cà Mau Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh xác định trong nhiệm kỳ này là hướng mạnh về cơ sở, huy động mọi nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, để hình thành các khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc... góp phần xây dựng Cà Mau ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Ðiểm nhấn giảm nghèo

Một trong những điểm nhấn của MTTQ các cấp thời gian qua là công tác giảm nghèo. Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện sâu rộng và đạt kết quả thiết thực. MTTQ phối hợp các tổ chức thành viên đăng ký giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống.

5 năm qua, MTTQ các cấp đã hỗ trợ 13.722 hộ thoát nghèo, đạt 71,15% tổng số hộ đăng ký và có 170/883 ấp, khóm và 5/101 xã, phường, thị trấn không còn hộ nghèo. Từ đó, hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm bình quân 0,8%, đến nay còn 1,6%. Ðồng thời, MTTQ các cấp đã vận động trên 434 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở, cầu giao thông nông thôn, tặng quà, học bổng, thăm hỏi, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời người dân bị thiệt hại do thiên tai, sự cố...

Ðiển hình tại huyện Trần Văn Thời, mô hình “Ấp, khóm, xã, thị trấn không còn hộ nghèo” do MTTQ huyện thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực. Ông Nguyễn Vĩnh Thành, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, cho biết: “Duy trì thường xuyên vào ngày thứ Năm hằng tuần và ngày cuối tháng, MTTQ phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội đến từng hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để thăm hỏi, động viên, giúp đỡ, hướng dẫn cách thức làm ăn, lao động sản xuất, nâng cao thu nhập... Việc làm ấy góp phần tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, làm thay đổi nhận thức, hành vi, ý thức của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, tự tin vươn lên thoát nghèo”.

Mô hình “Ấp, khóm, xã, thị trấn không còn hộ nghèo” do MTTQ huyện Trần Văn Thời thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng. Ảnh: Mô hình lúa, cá, màu của nông dân xã Khánh Bình.

Theo đó, 6 năm liên tục, huyện Trần Văn Thời không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện gia đình chính sách và người có công; xã Khánh Lộc 3 năm liên tục không còn hộ nghèo và năm 2023 không còn hộ cận nghèo. Huyện có 44/153 ấp, khóm không còn hộ nghèo, trong đó có 31 ấp, khóm không còn hộ cận nghèo. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 1,32%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh và cả nước.

Ðối với huyện Phú Tân, MTTQ huyện tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình ở cộng đồng dân cư, như làm khô an toàn vệ sinh thực phẩm; trồng cây ăn trái, nuôi cá nước ngọt, nước lợ; mái ấm nghĩa tình; xây lò đốt rác; trồng hàng rào cây xanh liền tuyến; xây dựng tuyến dân cư kiểu mẫu...

Theo bà Phạm Lý Ba, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, đây là những mô hình có cách làm hay, hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 0,78% và nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 8/8 xã. Huyện đang tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí theo chuẩn nông thôn mới nâng cao tại xã Phú Thuận, xã Tân Hải và đã hoàn thiện Ðề án xây dựng huyện Phú Tân đạt chuẩn nông thôn mới.

Quyết tâm cho nhiệm vụ mới

Bên cạnh công tác giảm nghèo bền vững, MTTQ các cấp quyết liệt thực hiện nhiệm vụ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn và xây dựng các khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.

Theo kế hoạch, tỉnh Cà Mau sẽ sửa chữa và xây mới 3.995 căn nhà, kinh phí 181,2 tỷ đồng. MTTQ chủ động huy động nguồn lực xã hội hoá kết hợp với nguồn lực của Nhà nước để chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, quyết tâm đến tháng 9/2025 hoàn thành mục tiêu đề ra.

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những điểm nhấn của MTTQ các cấp thời gian qua là công tác giảm nghèo. (Trong ảnh: Diện mạo nông thôn ấp Phước Hoà, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình).

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những điểm nhấn của MTTQ các cấp thời gian qua là công tác giảm nghèo. (Trong ảnh: Diện mạo nông thôn ấp Phước Hoà, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình).

Ông Phạm Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã Trí Phải, huyện Thới Bình, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã còn 31 hộ nghèo, 48 hộ cận nghèo. Ðảng uỷ, chính quyền và MTTQ thực hiện sâu sát chương trình nhân văn này, từ công tác rà soát nhu cầu, việc vận động nguồn lực cũng như hỗ trợ xây dựng làm sao đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Từ đầu năm đến nay, đã xây mới được 3 căn và sửa chữa 6 căn nhà, góp phần tạo động lực để người nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua rà soát còn 26 hộ cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở để tiến đến xoá hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn”.

MTTQ các cấp tiếp tục đổi mới việc tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở. Ảnh: Nông thôn mới xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Từ hiệu quả của công tác giảm nghèo, đồng lòng xoá nhà tạm, nhà dột nát, tạo nền tảng thuận lợi để MTTQ các cấp thực hiện mục tiêu 100% xã, phường, thị trấn xây dựng ít nhất 1 khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, để nhân ra diện rộng. Ðây cũng là 1 trong 6 chương trình hành động trọng tâm của MTTQ Việt Nam cấp huyện.

Ông Lê Thanh Nhã, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng mô hình khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc ở Khóm 2. Qua mô hình càng thấy rõ hơn vai trò chủ thể của người dân trong các phong trào thi đua ở địa phương. Theo tôi, để nhân rộng mô hình này thì mọi hoạt động của MTTQ phải hướng về khu dân cư, vận động Nhân dân phát huy vai trò tự quản, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, làm tốt công tác hoà giải, không để xảy ra tệ nạn xã hội”.

MTTQ phấn đấu thực hiện mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng ít nhất 1 khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, để nhân ra diện rộng. (Trong ảnh: Người dân phường Tân Thành, TP Cà Mau tham gia các trò chơi dân gian tại Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024).

MTTQ phấn đấu thực hiện mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng ít nhất 1 khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, để nhân ra diện rộng. (Trong ảnh: Người dân phường Tân Thành, TP Cà Mau tham gia các trò chơi dân gian tại Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024).

Bà Võ Thị Ngọc Hân, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, khẳng định: “MTTQ các cấp tiếp tục đổi mới việc tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở để đông đảo người dân tham gia, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt 2 nội dung mới của phong trào thi đua “Cả nước chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động và Chương trình xây dựng khu dân cư “Tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc”./.

 

Mộng Thường

 

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

“Chi bộ bốn tốt” - Ðộng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị

Nhằm nâng cao vai trò hạt nhân của tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở, huyện Phú Tân tích cực triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Ðảng bộ cơ sở bốn tốt”. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở, phát huy tinh thần đoàn kết, kỷ luật tốt và xây dựng cán bộ, đảng viên tốt.

Xúc động, tự hào 70 năm - ngày họp mặt

Mong ngóng mấy năm trời, kể từ khi Thanh Hoá bắt tay xây tượng đài con tàu tập kết. Những học sinh miền Nam ngày ấy hẹn nhau trở về với Sầm Sơn - Thanh Hoá, nơi cất giữ những ngày đầu bước chân lên đất Bắc của mình. Rồi ngày lễ khánh thành tượng đài cũng diễn ra. Thanh Hoá rợp cờ hoa trên những nẻo đường dẫn về phố biển Sầm Sơn. Những chiếc ghe đánh bắt hải sản neo đậu tránh gió to sóng lớn những ngày ấy cũng đỏ rực sắc cờ.

Tựa vào dân, xây quê hương giàu đẹp

Là 1 trong 3 ấp đặc biệt khó khăn của xã Nguyễn Việt Khái (cùng với ấp Gò Công, ấp Xẻo Sâu), Tân Quảng Tây đã có sự chuyển mình mạnh mẽ gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân. Ðiều đặc biệt là, vượt qua muôn vàn khó khăn, xã Nguyễn Việt Khái đã trở thành xã đầu tiên của tỉnh Cà Mau được công nhận đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí mới vào năm 2023.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình.