Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.
- Bến tập kết, bến lòng dân
- Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc
- Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)
Bến tập kết năm xưa giờ là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
70 năm đã trôi qua, Sông Ðốc - nơi bến tập kết năm xưa, đã khoác lên mình chiếc áo mới. Từ một cửa sông với những làng chài nhỏ năm nào, giờ đã đổi thay vượt bậc, trở thành thị trấn biển sầm uất, với diện tích tự nhiên hơn 2.900 ha, dân số trên 67.000 người. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng kinh tế biển dồi dào, Sông Ðốc đã thu hút hơn 2.101 công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 7 chi nhánh ngân hàng hoạt động. Hơn 1.140 phương tiện khai thác thuỷ sản trên địa bàn, bình quân sản lượng khoảng 85.500 tấn/năm.
Một góc phố biển Sông Ðốc hôm nay.
Vào con nước, Cảng cá Sông Ðốc mỗi ngày tiêu thụ trên 150 tấn thuỷ sản các loại.
Ngoài mũi nhọn là kinh tế biển và dịch vụ hậu cần nghề biển, Sông Ðốc còn được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, gắn liền với các di tích văn hoá, lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh và nhiều lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống đặc sắc... cùng vẻ đẹp đô thị phố biển đang ngày càng phát triển đi lên.
Phát huy truyền thống cách mạng, Ðảng bộ và Nhân dân Sông Ðốc nói riêng, Cà Mau nói chung đang tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng, phấn đấu đưa Sông Ðốc trở thành thị xã trong tương lai.
Hạ tầng khu bờ Nam Sông Ðốc ngày càng phát triển.
12/12 trường học trên địa bàn được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học. (Trong ảnh: Trường Tiểu học 5, Khóm 6A, bờ Nam Sông Ðốc).
Huỳnh Lâm thực hiện