ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 11:11:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Báo Cà Mau Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đã và đang tập trung xây dựng đô thị văn minh và phấn đấu trở thành đô thị loại III trong thời gian tới. Ðến nay, thị trấn đã tổ chức triển khai thực hiện đạt 49/52 nội dung của 9 tiêu chí xây dựng đô thị văn minh; còn 3 nội dung chưa đạt (gồm nội dung 5 của tiêu chí 1; nội dung 1 của tiêu chí 7 và nội dung 4 của tiêu chí 8). Ðối với việc xây dựng đô thị loại III, UBND huyện đang thuê tư vấn để rà soát, thống kê và tiến hành chấm điểm theo các thang điểm đối với 5 tiêu chí về việc xây dựng đô thị loại III của thị trấn Sông Ðốc. Hiện tại, thị trấn tổ chức triển khai quyết liệt để đến năm 2025 đạt chuẩn đô thị văn minh theo đúng kế hoạch.

Thị trấn Sông Ðốc có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển với đội tàu đánh bắt xa bờ nhiều nhất tỉnh.

Thị trấn Sông Ðốc có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển với đội tàu đánh bắt xa bờ nhiều nhất tỉnh.

Sông Ðốc được đánh giá là một trong những đô thị động lực của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thế mạnh phát triển kinh tế biển, xây dựng các cảng biển trung chuyển và du lịch sinh thái biển... Thị trấn có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển cùng đội tàu đánh bắt xa bờ nhiều nhất tỉnh, với 1.146 tàu; kéo theo đó là sự phát triển của nhiều dịch vụ hậu cần nghề cá, các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp... thu mua, chế biến thuỷ hải sản trên địa bàn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. Ngoài ra, địa phương được cấp trên quan tâm tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình dự án được triển khai khá nhiều trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và từng bước thay đổi diện mạo của thị trấn.

Tuy nhiên, trong việc triển khai, tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra nhằm trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, Sông Ðốc còn gặp nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc, công tác tổ chức thực hiện và triển khai quy hoạch, xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn, nhất là từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách còn rất chậm, gây khó khăn cho công tác quản lý về đất đai, xây dựng, quy hoạch của địa phương. Tình hình nhu cầu xây dựng nhà ở, mua bán, sản xuất, kinh doanh của người dân cao, dẫn đến việc bất chấp vi phạm hành chính về đất đai, trật tự xây dựng, quy hoạch trên địa bàn, dẫn đến việc xử lý, giải quyết gặp rất nhiều khó khăn.

Thị trấn Sông Đốc có các đường giao thông khang trang, thuận tiện lưu thông.

Việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của thị trấn. Bên cạnh đó, một số tuyến đường trong nội ô thị trấn chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, gây khó khăn cho Nhân dân đi lại giao thương. Khối lượng công việc của thị trấn rất lớn nhưng số lượng cán bộ, công chức hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu công việc được giao, từ đó gây áp lực rất lớn cho cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Nói về vấn đề Sông Ðốc có đủ sức để hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2025, ông Ðỗ Văn Sử, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, cho biết: "Theo các quy định về xây dựng đô thị văn minh và xây dựng đô thị loại III thì các tiêu chí, thang điểm rất nhiều và cần phải triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Với nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp trên thì địa phương quyết tâm thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, thị trấn  vẫn chưa đủ nguồn lực để thực hiện đạt một số tiêu chí ngoài khả năng của địa phương, như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, quy hoạch, xây dựng... từ đó, cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành và sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như quan tâm đầu tư các hạng mục công trình, các công việc ngoài khả năng của thị trấn, từ đó mới tổ chức triển khai thực hiện đạt các tiêu chí theo kế hoạch đề ra".

Hiện công tác triển khai và tổ chức thực hiện xây dựng thị trấn Sông Ðốc sẽ là đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu luôn được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình, chung tay, chung sức và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, thể hiện qua nhiều việc làm thiết thực. Các dự án triển khai trên địa bàn được Nhân dân đồng tình ủng hộ trong công tác giải phóng mặt bằng; đóng góp xây dựng các đồ án quy hoạch của thị trấn; tham gia xây dựng các công trình công cộng tại địa bàn dân cư; quyên góp xây dựng các hạng mục công trình an sinh xã hội..., góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị Sông Ðốc./.

 

Lam Khánh

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.