ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 16:13:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lão nông đam mê phát triển nông sản

Báo Cà Mau Gần tuổi 60, thế nhưng ông Mai Lam Phương (ngụ khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) vẫn hăng say phát triển kinh tế theo mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Bằng tình yêu lao động, tinh thần sáng tạo, ông đã khởi nghiệp từ chính những nông sản sạch tự trồng và tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu.

7 năm nay, ông Phương đã trồng và thành công với mô hình “Thanh long ôm cây mắm”. Trên diện tích đất 1 ha, thanh long được trồng bằng hình thức này có nhiều tính năng ưu việt so với cách trồng thông thường, đó là đỡ tốn chi phí, công chăm sóc nhưng sản lượng thì cao hơn. Thêm vào đó, trái thanh long của ông Phương vỏ mỏng và vị ngọt thanh.

“Thanh long ôm cây mắm” có nhiều tính năng ưu việt, không lệ thuộc vào kích cỡ của các trụ bê tông, chi phí nhẹ hơn rất nhiều, đỡ tốn công chăm sóc.

Ðến nay, thanh long của gia đình ông đã có thương hiệu Mai Gia và xuất đi toàn quốc. Mỗi năm, ông xuất bán 4-5 đợt, mỗi đợt từ 2-5 tấn. Giá trung bình thị trường cũng khác nhau, ở TP Hồ Chí Minh 60 ngàn đồng/kg, ở TP Cà Mau 30 ngàn đồng/kg và ở huyện Cái Nước 20 ngàn đồng/kg.

Mô hình thứ 2 của ông là trồng nấm lưới, một loại nấm quý hiếm trên thị trường hiện nay mà không phải nơi nào cũng trồng được. Ngoài sản phẩm nấm lưới khô với giá 3,2 triệu đồng/kg, ông còn cho ra đời hàng loạt sản phẩm có giá trị khác từ nấm. Ðặc biệt, sản phẩm “Serum nấm nữ hoàng” và “Nước chấm nấm” vừa lọt vào vòng bán kết Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau năm 2023.

Bằng ý chí và lòng đam mê khoa học, giống nấm quý hiếm đã sinh trưởng tốt trong vườn nhà ông Phương.

 

Các sản phẩm của trang trại Mai Gia trưng bày, quảng bá tại cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau năm 2023.

Từ nền tảng đó, ông Phương gửi hết những “đứa con tinh thần” của mình tham gia Hội thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật toàn quốc năm nay, với hy vọng cây nấm lưới trên vùng ngập mặn sẽ được vinh danh.

“Nỗi niềm trăn trở và mong muốn hiện nay là chúng ta cần có một trung tâm lưu trữ gen, phôi giống; từ đó, nhân rộng giống nấm quý hiếm, phát huy hiệu quả mô hình trong nông hộ”, ông Mai Lam Phương tâm huyết./.

 

Phú Hữu

 

Đón xem xsmb 30 ngày

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.

“Ước mơ xanh” của Kỹ sư Tấn

"Thùng rác thông minh" và "Robot vớt rác tự hành trên sông" là 2 mô hình anh Huỳnh Công Tấn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, hỗ trợ nhóm sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thực hiện, đã lọt vào Top 10 Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh năm 2024 (CamaUP’24) và chuẩn bị tranh giải vào đầu tháng 11 tới đây.

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Phụ nữ tăng thu nhập từ thủ công mỹ nghệ

Với niềm đam mê từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chị Lý Kim Biền, Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đã bắt tay vào khởi nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Các sản phẩm được chị Biền làm ra khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến (giỏ xách, gấu bông, thảm, các dụng cụ nhà bếp và đặc biệt thêu tên lên sản phẩm làm quà tặng, quà lưu niệm). Ðây là mô hình giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.