ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 04:21:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lối ra nào cho rau, thịt sạch?

Báo Cà Mau Những hàng rau này được người tiêu dùng xem như rau sạch, nhưng liệu có chắc rằng trước khi đến chợ nó không được sử dụng các loại vật tư nông nghiệp gây độc?

Không riêng gì người tiêu dùng Cà Mau mà người tiêu dùng trong cả nước đều có cùng tâm trạng “ăn gì, uống gì cũng thấy sợ”. Tại Cà Mau, mặc dù không có các cơ sở chăn nuôi lớn nhưng tình hình mua bán gia súc, gia cầm ở chợ dường như thả lỏng. Chính sự buông lỏng trong quản lý đã khiến an toàn vệ sinh trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Rau, thịt sạch bán ở đâu?

Dạo một vòng quanh các chợ đầu mối trong tỉnh Cà Mau, người tiêu dùng khó mà tìm được những cửa hàng bán rau, thịt sạch. Có chăng chỉ một vài sạp thịt nho nhỏ đề dòng chữ “thịt heo không bơm nước”. Và muốn ăn rau sạch thì người tiêu dùng chỉ còn biết... “nhìn mặt” người bán để mua. Sự “nhìn mặt” này đôi lúc cũng bị lầm vì nhìn mặt giống ở quê ra nhưng là dạng “mua đi bán lại” chứ không phải đồ quê chính hiệu.

Những hàng rau này được người tiêu dùng xem như rau sạch, nhưng liệu có chắc rằng trước khi đến chợ nó không được sử dụng các loại vật tư nông nghiệp gây độc?

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, khóm 4, phường 9, TP Cà Mau, bộc bạch: “Giờ ra chợ thấy gì cũng sợ thuốc. Mua rau thì mua ở mấy chợ “chồm hổm”, lựa chọn những loại rau ít sử dụng thuốc tăng trưởng để mà ăn. Còn thịt thì không biết đường đâu mà lần. Hết gia súc, gia cầm rồi đến tôm, cá cũng bị bơm nước”.

 Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Lý Văn Lâm là xã vùng ven TP Cà Mau, nông dân luôn có ước mơ trồng rau sạch để bán. Tuy nhiên, cũng không ít lần dự án được hình thành và người dân cũng đã thành thạo về kỹ thuật trồng rau sạch, nhưng đến đường tiêu thụ thì coi như bế tắc”.

Ðể có được luống rau sạch, người trồng phải tốn rất nhiều chi phí (từ màng phủ nông nghiệp để phòng trừ sâu,  làm cỏ, chăm sóc, thời gian cũng kéo dài hơn). Trong khi đó, chỉ cần ít thuốc tăng trưởng và khoảng thời gian ngắn là có được lượng rau đẹp mắt nhưng giá bán lại rẻ hơn rau sạch rất nhiều. Và rồi, câu chuyện chỗ bán và sự cạnh tranh khốc liệt về giá đã làm cho người nông dân nản lòng, quay về với sản phẩm rau không sạch.

Thịt gia súc, gia cầm còn tệ hại hơn. Mặc dù đã có quy định hẳn hoi về việc cấm giết mổ tại chợ và gia cầm sống phải được bán riêng. Tuy nhiên, việc mua bán và giết mổ vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức sự kiểm tra nghiêm ngặt của ngành thú y.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy trăn trở: “Mặc dù đã có quy định về mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm nhưng việc giết mổ gia cầm tại chợ vẫn còn xảy ra. Ngoài ra, việc sắp xếp mua bán gia cầm sống tại các chợ trên địa bàn huyện, thành phố chưa được quyết liệt. Vấn đề này thuộc trách nhiệm của ngành công thương”(?!)

Vậy là, "quả bóng thịt bẩn” đã được đẩy từ ngành nông nghiệp đến ngành công thương và cuối cùng là đến… người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong cuộc họp chỉ đạo đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong lĩnh vực nông nghiệp vừa qua: trên 10% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép, trên 16% mẫu thịt phát hiện có chất Salmonella (chất tạo nạc).

“Thả nổi” trong quản lý

Sự sợ hãi, lo lắng của người tiêu dùng là có cơ sở và kéo dài nhiều năm nay với cấp độ ngày một tăng. Vì sao lại như vậy, vì những gì “mắt thấy, tai nghe” và cả vì sự “bất lực” trong quản lý.

Trong Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam chủ trì mới đây, đại diện các bộ, ngành và địa phương thừa nhận, việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; kháng sinh, chất bảo quản trong thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản nuôi còn ở mức cao, gây bất an cho người tiêu dùng; uy tín của doanh nghiệp, của hàng nông sản, thuỷ sản Việt Nam bị ảnh hưởng.

Tại Cà Mau, qua lấy mẫu Swab và môi trường giám sát vi-rút gia cầm tháng 10 vừa qua, tỷ lệ vi-rút cúm gia cầm lưu hành trên đàn vịt sống  ở huyện Trần Văn Thời là 14,29% (tăng gần 5% so với 2014); ở Thới Bình là 10,71% (tăng gần 3% so năm 2014). Kết quả giám sát sau tiêm phòng lần 2 không đạt yêu cầu đề ra (số đàn đạt mức kháng thể chỉ khoảng 37,5%; số cá thể đạt mức bảo hộ chiếm trên 50%).

Tình trạng bơm nước vào heo hơi tại Cà Mau cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Chính phủ đã có Nghị định số 119 ban hành năm 2013 về việc xử lý bơm nước vào gia súc, gia cầm. Nghị định nêu rõ, sẽ phạt tiền từ 5-6 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi đưa nước vào động vật trước và sau giết mổ; đồng thời chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn trong chăn nuôi. Mức phạt tiền của tổ chức bằng 2 lần so với cá nhân. Nghị định 119 quy định cụ thể, nhưng thực tế còn rất nhiều sản phẩm thịt động vật bơm nước xuất hiện trên thị trường. Việc quản lý, xử phạt những sản phẩm thịt heo bơm nước gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, đa phần các đối tượng trước khi bơm nước vào động vật có nhiều người canh gác, báo động khi có lực lượng chức năng đến.

Ông Nguyễn Thành Huy thông tin: “Hình thức đối phó ngày càng tinh vi, trong khi đó chế tài xử lý vi phạm còn nhiều kẽ hở nên gian thương thường tranh thủ cơ hội này để trục lợi. Giải pháp tốt nhất hiện nay là kêu gọi sự thông thái của người tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng tẩy chay thịt bơm nước thì vấn nạn này sẽ không còn”.

Ngành công thương là đơn vị trực tiếp quản lý vấn đề thương mại thì cho rằng, đã qua ngành cũng còn nhiều thiếu sót trong việc sắp xếp mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm tại các chợ trên địa bàn.

Phó Giám đốc Sở Công thương Huỳnh Văn Minh nhìn nhận: “Mặc dù 8 huyện, thành phố đều có 8 đội quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, giám sát việc mua bán ở các chợ, song, việc sắp xếp mua bán, giết mổ gia cầm tại các chợ đã qua chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí với những sản phẩm gia súc, gia cầm không đảm bảo chất lượng cũng chưa quyết liệt trong xử lý. Hằng năm chủ yếu là phối hợp với đội kiểm tra liên ngành ra quân vào những đợt cao điểm”.

Trong lĩnh vực quản lý thị trường, theo báo cáo 9 tháng năm 2015 của Sở Công thương, qua kiểm tra 550 vụ mua bán đã phát hiện 455 vụ vi phạm về các mặt (chiếm trên 80%); số tiền xử phạt lên đến gần 3 tỷ đồng.

Kết quả trên cho thấy, tình hình mua bán tại các chợ đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện tại ngành nông nghiệp đang phát động đợt cao điểm ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành công thương cũng phối hợp cùng ra quân. Hy vọng rằng, rau không sạch, thịt bẩn sẽ được "dọn dẹp" sạch sẽ và tháng nào trong năm cũng sẽ thành tháng cao điểm trong ATVSTP./.

Bài và ảnh: Huệ Như

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).