ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 15:40:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lúa tốt, tôm nhiều trên cánh lớn lúa - tôm

Báo Cà Mau (CMO) Vụ lúa - tôm năm nay, TP. Cà Mau xuống giống được 570 ha. Cánh đồng lớn phường Tân Xuyên hơn 100 ha, lúa phát triển tốt, mở ra hướng sản xuất bền vững.

Vụ lúa - tôm năm nay, để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa - tôm, tại phường Tân Xuyên, bà con nông dân được hướng dẫn kỹ thuật canh tác và đồng loạt gieo sạ các giống lúa chủ lực: OM 5451, OM 2517, CM2 và Một bụi đỏ. Đây là những giống lúa cứng cây, chịu phèn mặn, có khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất, chất lượng cao.

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông TP. Cà Mau, cho biết: “Trạm khuyến cáo bà con chọn những giống lúa thích hợp để canh tác trên cánh đồng lớn, đồng thời tổ chức các buổi chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân, giúp bà con cách rửa mặn để sớm xuống giống vụ lúa”.

Cán bộ Trạm Khuyến nông trao đổi kinh nghiệm trồng lúa trên đất nuôi tôm với nông dân phường Tân Xuyên.

Đến thời điểm này, lúa được khoảng hơn 30 ngày tuổi, đang bước vào thời kỳ đẻ nhánh và tôm nuôi cũng phát triển rất tốt. Để giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả, thành phố đầu tư thi công nạo vét hoàn thành tuyến kinh Nàng Quì thuộc Khóm 4, phường Tân Xuyên với tổng chiều dài trên 400 m, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm trong ruộng lúa. Đồng thời, Phòng Kinh tế thành phố cử nhân viên khuyến nông kết hợp với Hội Nông dân phường xuống tận nơi hướng dẫn bà con nông dân chăm bón, góp phần cho sản xuất đạt kết quả cao nhất.

Ông Lưu Ngọc Quận, Khóm 2, phường Tân Xuyên, phấn khởi: “Rút kinh nghiệm của những vụ trước, nuôi tôm cũng trúng mà vẫn có lúa ăn, coi như là hai phía có lợi, vụ này bà con rất đồng lòng cùng nhau phát triển diện tích vụ lúa - tôm”.

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, thực hiện trồng lúa trên đất nuôi tôm, chính cây lúa hấp thu những chất tồn dư còn tích tụ từ vụ nuôi tôm trước làm cho môi trường không bị ô nhiễm và là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng để cây lúa phát triển. Do vậy, trong quá trình canh tác ít sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên ít tốn chi phí, chất lượng gạo sạch hơn, góp phần làm cho vụ tôm sau phát triển tốt. Ông Đặng Văn Ngon, Khóm 2, phường Tân Xuyên, chia sẻ: “Tôi thấy mô hình này rất phù hợp với đồng đất của địa phương, nên vụ tới tôi tiếp tục mở rộng diện tích”.

Trồng lúa trên đất nuôi tôm được đánh giá là giải pháp canh tác vừa góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa mang tính bền vững, tăng thu nhập cho nông hộ trên cùng một diện tích đất canh tác. Vì thế, mô hình này được ngành chức năng khuyến khích nhân rộng.

Thực tế cho thấy, do tác động của biến đổi khí hậu, nông dân đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Mô hình lúa - tôm đã chứng tỏ nông dân đã chọn được hướng đi phù hợp. Do vậy, để mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm phát triển, các ngành chức năng cần rà soát, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất theo phương thức tổ hợp tác, áp dụng khoa học - kỹ thuật… sẽ giúp bà con nông dân giảm bớt khó khăn, góp phần cho sản xuất đạt hiệu quả cao hơn và mở ra hướng phát triển bền vững./.

Ninh Hải

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.