ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 08:59:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lý Vũ Duy Phương thả hồn theo phím đàn

Báo Cà Mau (CMO) Thành thạo nhiều nhạc cụ như: đàn tranh, guitar phím lõm, đàn sến, keyboad; ca và sáng tác cả tân nhạc, cổ nhạc, chỉ trong thời gian ngắn, anh đã có trong tay một số tác phẩm được các nghệ sĩ nổi tiếng thể hiện và nhiều giải thưởng qua các cuộc thi sáng tác. Nghe qua cứ tưởng anh là con nhà tông, hay chí ít cũng thuộc dạng “lão làng”. Nhưng không, anh là một người "ngoại đạo" và tuổi đời còn rất trẻ.

Lý Vũ Duy Phương thả hồn theo phím đàn.                  Ảnh: MINH TẤN

Tôi biết Lý Vũ Duy Phương trong một lần tham dự Hội diễn Thông tin lưu động của tỉnh cách đây vài năm. Lần đó anh tham gia với tư cách là diễn viên kịch. Nhìn gương mặt non choẹt giống sinh viên hơn là diễn viên khiến nhiều người lo lắng về vai diễn mà anh đảm nhận. Nhưng sự hoài nghi đó đã tan biến khi anh bước ra sân khấu một cách đầy tự tin và lôi cuốn khán giả qua từng câu thoại. Hôm gặp anh ở Cà Mau, anh “khoe” có thêm một nghề nữa, đó là sáng tác ca khúc và viết lời mới cho bài ca cổ, bài bản tài tử cải lương Nam Bộ.

Đam mê

​Nghe anh nói mà tôi thấy lạ, bởi từ lâu tài tử Nam Bộ đa phần đều lớn tuổi và phải có niềm đam mê mãnh liệt, đó là ca hát, chuyện sáng tác còn đòi hỏi cao hơn. Biết được thắc mắc của tôi, anh cười và cho biết, một khi đã đam mê thật sự thì khó khăn cỡ nào cũng vượt qua. Ngoài công việc được giao hiện tại là nhạc công đàn keyboad, anh còn đờn thành thạo nhiều loại đờn khác (đặc biệt là do anh tự học). Anh cũng là diễn viên, ca sĩ cổ, nhạc của Trung tâm Văn hoá - Thông tin huyện Đầm Dơi.

Duy Phương sinh ra và lớn lên tại Cà Mau. Năm 12 tuổi, anh có thể vừa đàn vừa hát với cây guitar phím lõm. Anh bảo, có người chú đàn rất hay nên từ nhỏ anh thường lẽo đẽo theo chú và nghe đàn. Anh còn được chú dạy cho hát mấy bài nhỏ trong bài bản tài tử Nam Bộ. Từ đó, anh ngày càng mê mẩn loại hình nghệ thuật này. Lúc chú không có nhà, anh lấy đàn ra tập. Vậy mà anh có thể tự đàn hát làm chú anh rất ngạc nhiên. Lớn lên anh quyết định thi vào trường trung cấp sư phạm âm nhạc để theo đuổi đến cùng đam mê của mình.

và may mắn

Hiện Duy Phương là tác giả quen thuộc của chương trình đờn ca tài tử Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau. Hơn 20 bài hát đã được đặt hàng và sử dụng, trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng chọn ca như: Nguyễn Thị Luận, Như Huỳnh (Chuông vàng vọng cổ), NSƯT Hoa Phượng, Nhất Phương (Đoàn Cải lương Hương Tràm)…

Duy Phương kể lại: "Trong lần đi thực tập tốt nghiệp ở một trường tiểu học tại Đầm Dơi, ngày tổng kết có ca hát, đàn trống đầy đủ và mời nhiều ban, ngành đến dự. Trong buổi lễ đó, Duy Phương được phân công dàn dựng, làm nhạc công, kiêm ca sĩ, nhiều việc vậy nên anh chạy lên chạy xuống mồ hôi lã chã. Sau lần đó, Trung tâm Văn hoá - Thông tin huyện mời anh về làm việc đến nay.

Hiện anh đang mở lớp năng khiếu âm nhạc, đàn keyboad cho các em thiếu nhi trong huyện và tập hợp những người yêu thích văn nghệ, nhất là bộ môn đờn ca tài tử để thành lập câu lạc bộ.

Khởi Huỳnh

Lý Vũ Duy Phương quê ở Phường 7, TP. Cà Mau. Anh là tác giả trẻ có nhiều tác phẩm được sử dụng trong chương trình đờn ca tài tử của Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau. Anh nhận được nhiều giải thưởng ở các thể loại như: giải Ba ca khúc “Trên quê hương ngày mới”, giải Ba bài bản tài tử Nam Bộ “Cà Mau - mảnh đất cuối trời” và nhiều giải thưởng về diễn xuất.

Đặc biệt, mới đây trong cuộc thi sáng tác lời mới 20 bài bản tổ nhạc tài tử Nam Bộ, bài ca vọng cổ nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 và chập cải lương do tỉnh Bình Dương tổ chức với quy mô toàn quốc anh cũng đoạt giải thưởng: giải Nhì thể điệu Nam Xuân “Bình Dương, tình đất tình người” và giải Khuyến khích thể điệu Xàng Xê “Đón xuân thanh bình”. 2 giải này được trao tại lễ khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II tại Bình Dương vào ngày 12/4 vừa qua.

 

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.