ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 01:27:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Máy thay sức người - Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Báo Cà Mau Ðể tiết kiệm chi phí mướn nhân công trong khâu chăm sóc tôm nuôi siêu thâm canh (STC), Hợp tác xã (HTX) Nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, phối hợp với ông Huỳnh Ngọc Tiễn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, nghiên cứu lắp ráp bộ thiết bị điện tử điều khiển từ xa, vận hành hệ thống tạo oxy trong ao và cho tôm ăn. Quy trình này thay thế sức người, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm STC.

Sau gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm STC, ông Huỳnh Xuân Diện, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, nhận thấy khâu vận hành hệ thống tạo oxy trong ao và cho tôm ăn không quá phức tạp, lặp đi lặp lại trong suốt quá trình nuôi tôm nhưng lại tốn kém khá nhiều thời gian và công sức, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Cứ mỗi héc-ta nuôi tôm STC, chủ ao phải mướn khoảng 10 nhân công, với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng, bao ăn ở và khi tôm nuôi xuất bán còn phải chia tỷ lệ theo thoả thuận. Trung bình mỗi vụ tôm nuôi kéo dài 3 tháng, chủ ao tôm phải chi ít nhất 300 triệu đồng tiền mướn nhân công. Ðây là khoản chi phí không nhỏ, nhất là khi giá tôm nguyên liệu trên thị trường bấp bênh, không ổn định, chủ ao gặp rất nhiều khó khăn.

HTX Nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) ứng dụng mô hình tự động hoá giảm chi phí thuê mướn nhân công.

Theo đó, để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, ông Diện đề xuất ý tưởng với ông Huỳnh Ngọc Tiễn, là người đam mê công nghệ tự động hoá, từng đoạt giải tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh. Vậy là ông Tiễn bắt tay nghiên cứu, lắp ráp bộ thiết bị điện tử điều khiển từ xa, giúp bà con không phải trực tiếp ra ao để vận hành hệ thống tạo oxy trong ao và cho tôm ăn như trước đây.

Ông Tiễn cho biết, cơ chế vận hành thiết bị tự động điều khiển từ xa là một cụm thiết bị điện tử, kết hợp với một vi điều khiển để vận hành tất cả thiết bị điện trong ao tôm nuôi, như: điều khiển tốc độ máy cho ăn, thời gian cho ăn và thời gian nghỉ; điều khiển từ xa hệ thống quạt tạo oxy, thời gian chạy và thời gian nghỉ. Khi lập trình cụm thiết bị sẽ tự động bộ vận hành, ghi nhớ và lặp đi lặp lại, người nuôi tôm không phải canh thời gian, đóng cầu dao như cách làm truyền thống, hoặc có thể điều khiển từ xa máy cho tôm ăn và hệ thống quạt tạo oxy mà không phải ra ao như trước đây.

Thông qua thiết bị điều khiển từ xa vận hành hệ thống chạy quạt tạo oxy và cho tôm ăn đã thay thế sức người, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mướn nhân công. Thiết bị tự động hoá này được trưng bày, quảng bá tại Festival Tôm Cà Mau năm 2023, thu hút người nuôi tôm STC trên địa bàn tỉnh quan tâm.

Cụm thiết bị điều khiển từ xa vận hành hệ thống tạo ô xy và máy cho tôm ăn.

Ông Diện chia sẻ: “Trước đây, 1 ha nuôi tôm STC phải cần ít nhất 8-10 lao động, khi ứng dụng mô hình tự động hoá thì giảm số lao động xuống còn 4 người. Như vậy, giảm được 6 lao động, bình quân mức lương 5 triệu đồng/người, mỗi tháng sẽ tiết kiệm chi phí tiền lương nhân công 30 triệu đồng. Trong điều kiện giá tôm nguyên liệu trên thị trường bấp bênh, không ổn định, thường xuyên sụt giảm thì việc ứng dụng mô hình tự động hoá này sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn cho người nuôi tôm”.

Không dừng lại việc nghiên cứu, tự lắp ráp bộ thiết bị tự động hoá khâu vận hành hệ thống quạt tạo oxy và cho tôm ăn, ông Tiễn còn tích hợp thêm một số linh kiện điện tử; lập trình giúp bộ thiết bị tự động hoá thông minh hơn, cảnh báo sớm sự cố các thiết bị trong ao và phòng ngừa xảy ra tai nạn điện, bảo vệ an toàn tính mạng cho người nuôi tôm và bảo vệ an toàn thiết bị.

Ðề cập đến tiện ích thiết bị điều khiển từ xa vận hành hệ thống tạo oxy và máy cho tôm ăn, ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, cho biết: “Với tiện ích công nghệ tự động hoá này, chúng tôi sẽ khuyến cáo bà con nuôi tôm thâm canh và STC nên ứng dụng để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Việc đi đầu ứng dụng công nghệ tự động hoá trong nuôi tôm STC giúp HTX nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng tiết kiệm chi phí, mở ra hướng đi mớị, khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh loại hình nuôi tôm STC ở Cà Mau./.

 

Việt Tiến

 

Liên kết hữu ích

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.