ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 09:54:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mẹ ơi, mình sống vì điều gì?

Báo Cà Mau (CMO) Buổi chiều, khi con mèo Thương Thương chết đi vì quá già yếu, con đã khóc rất nhiều. Mẹ làm cách nào cũng không an ủi được con. Đêm, con trằn trọc mãi rồi hỏi mẹ:

- Tại sao mình được sinh ra rồi mình lại chết đi? Mình sống vì điều gì?

- Con còn nhớ vài tuần trước chúng ta gieo hạt cải không? Từ cái hạt nẩy thành mầm, mầm nẩy thành cây, cây tươi tốt mình thu hoạch để nấu ăn và chừa lại ít cây trổ bông, đậu hạt cho mùa sau. Cây cải sinh hoa để đón nắng mưa của trời, để được lớn lên rồi tận hiến cho người. Con chim sâu mỗi sáng con nhìn thấy ngoài hiên chúng làm tổ trên vòm cây hoàng yến trước cửa nhà mình, hẳn yêu bầu trời cao rộng, đôi cánh tự do liệng chao, con nghe chúng ríu rít reo vui không? Nó sống vì những điều ấy đấy. Còn mẹ được sinh ra bởi có tình yêu của bà ngoại và ông ngoại. Con được sinh ra bởi tình yêu cha mẹ, mẹ được sống vì con, tất cả ý nghĩa trên cõi đời này đều nhờ con mà có được.

- Nhưng con mèo Thương Thương đã chết, chúng ta cũng sẽ chết…

Minh hoạ: M.T

Con hỏi, giọng hơi run, con cầm lấy bàn tay mẹ, hơi siết chặt.

- Đó là quy luật của vũ trụ, có khởi đầu phải có kết thúc, có sinh ra phải có mất đi, có ngày sẽ có đêm…

- Con vẫn chưa hiểu đâu mẹ ạ.

- Con ngủ đi, ngày mai, mẹ hứa, mẹ sẽ trả lời con.

- Mẹ kể chuyện cổ tích cho con nghe được chứ?

- Vâng, Hoàng Tử Ếch nhé… Ngày xửa ngày xưa...

Con im lặng lắng nghe rồi êm đềm ngủ, nhịp thở đều đặn thơm tho và bình yên.

Mỗi con người là một tuyệt khắc của thượng đế, không có sự trùng lặp. Trong 7 tỷ người không ai giống ai. Mỗi người mang một sứ mệnh khác nhau trong cõi đời, sống vì những người yêu thương họ và vì những người họ yêu thương.

Sự có mặt của bất kỳ ai trong cuộc đời đều là một món quà có giá trị vô cùng đặc biệt cho một ai đó. Và nếu ta đột nhiên biến mất thì sẽ là một sự mất mát rất lớn không gì có thể bù đắp được.

Chúng ta sống vì bản thân chúng ta, vì tình thâm ruột rà, vì bạn bè, vì mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên… Và rồi con sẽ lại thực hiện vòng tuần hoàn của cuộc sống, con lấy người con yêu, sinh con đẻ cái, nuôi dạy các con của con nên người. Cuộc sống đã làm một điều lớn lao là dành cho con một chỗ trên đời, cho nên con phải biết ơn và đừng phí phạm vì điều đó. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, cuộc đời ấy dài hay ngắn không chỉ biểu thị số năm họ sống mà còn ở dấu vết họ để lại với cuộc đời rộng lớn này.

Vì sao chúng ta được sinh ra rồi lại phải chết?

Mẹ biết dạy cho con thế nào là sự mất đi vĩnh viễn đây? Chúng ta không có cơ hội trải qua nó. Nhưng chúng ta phải đối mặt với chúng, mỗi khi phải vĩnh biệt một người thân… Nỗi thống khổ ấy nhiều người không thể vượt qua, không chấp nhận được, có người sống trong miền hoang từ những ký ức về người đã mất. Sự mất đi vĩnh viễn của đời người là quy luật, không thể nào khác được. Theo lẽ của trời đất, bố mẹ rồi cũng sẽ biến mất trước con, lúc ấy dù có thể nào con cũng hãy kiên cường bước tiếp trên con đường phía trước. Con càng phải nhớ rằng, con người sinh ra là để sống, chứ không phải là để chết. Giả sử thần chết có đến gõ cửa, buộc ta phải chết vào ngày mai, thì hôm nay ta vẫn phải đàng hoàng mà sống!

Con có thấy cây hoa cúc nhà mình không? Nó đã cố bật những bông hoa rực rỡ nhất trước khi lụi tàn. Con mèo Thương Thương nhà mình đã dụi dụi gương mặt nó trên đôi tay con vĩnh biệt trước khi mất vì đã quá già yếu, nó hẳn đã hài lòng về quãng sống chung với gia đình mình. Bông hoa hay con mèo và cả chúng ta nữa, nếu có chết, cũng đã đi trọn một vòng đời hiến sinh trọn vẹn.

Bà ngoại con đã sống một cuộc đời tốt đẹp, đã để lại tất cả những gì cần thiết cho mẹ, dì và cậu con sống những ngày xứng đáng. Đó là bản lĩnh hơn người khi đối mặt với khó khăn, lòng tự trọng để vượt qua được những cám dỗ sai lầm, nền tảng giáo dục gia đình để mẹ chọn cho mình làm những điều đúng. Mẹ mãi nhớ về bà ngoại với những gì tôn kính nhất dù bà đã mất. Con thấy không, sự mất đi kia, có gì đáng sợ đâu, điều đó là quy luật, kết thúc cái này là khởi đầu cho cái khác mà thôi và hình ảnh, những điều tốt đẹp người đã mất luôn luôn nằm lại trong ký ức của người từng sống cùng họ.

Con sẽ sống vì mẹ đã sinh con ra, con trở thành trái tim và niềm tự hào của mẹ. Con sống để thấy bình minh mỗi ngày và ánh hoàng hôn khép lại. Con sống để dạ thưa lễ phép, để chăm sóc mẹ khi mỏi mệt, để niềm hạnh phúc của mẹ trọn vẹn hơn, khiến mỗi ngày của mẹ luôn có ý nghĩa. Con sống vì bạn bè, cô giáo yêu thương con. Hay đơn giản hơn là con Milo luôn chờ con mỗi ngày để mừng rỡ khi con đi học về. Đàn gà cần con cho ăn thóc và khóm hoa cần con tưới mỗi ngày… Con còn là nguồn động lực và hy vọng vô biên dành cho mẹ, cho mọi người bởi những nỗ lực không ngừng nghỉ vượt qua các hội chứng rối loạn phát triển của mình sống đời sống bình thường như bao nhiêu người khác…

Con vẫn đang ngủ, giấc ngủ thiên thần, môi con vừa hé nụ cười tươi… Sáng ngày mai, câu hỏi của con, mẹ đã tìm được lời giải đáp./.

Nguyễn Thị Việt Hà
 

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.