ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 10:38:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mía Thới Bình trước nguy cơ xoá sổ

Báo Cà Mau (CMO) Huyện Thới Bình một thời là vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Cà Mau. Sau nhiều năm thăng trầm, nay vùng mía nguyên liệu này đang dần mất đi chỗ đứng bởi nhiều nguyên nhân. Tỉnh đã có quy hoạch, các ngành chức năng cũng vào cuộc vực dậy nghề trồng mía… nhưng tất cả những nỗ lực đó có nguy cơ mất trắng vì nhiều người trồng mía tự phát chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng đất này.

Ở Trí Phải, từ trồng mía trước đây, bà con chuyển sang mô hình lúa - tôm, rồi chuyển sang trồng gừng khi mía mất giá và thỉnh thoảng thì… ngược lại, mía thay cho gừng. Vòng luẩn quẩn mía - gừng, gừng - mía, quay đi quay lại từ năm này qua năm khác, cây mía cho đến nay chưa lấy lại được vị thế của mình.

Hoang mang vì cây mía

Là nông dân sản xuất giỏi của xã, nhưng không phải từ… trồng mía mà là các mô hình đa cây, đa con khác, ông Võ Văn Đời, Ấp 10, xã Trí Phải, cho biết: “Cây mía cứ năm này được giá thì năm sau giá lại xuống tận đáy, cứ thế nếu bà con cố theo cây mía thì làm sao sống nổi? Từ khi gia đình chuyển sang mô hình lúa - tôm thì cuộc sống khấm khá hơn”.

Người trồng mía của vùng nguyên liệu mía Thới Bình vẫn chưa hết lao đao vì thực trạng được mùa, mất giá.

Không chỉ có mình ông, hiện nay phần lớn người dân trên địa bàn xã Trí Phải đã chuyển dịch sang mô hình lúa - tôm. Ông Nguyễn Hoàng Ca, Phó chủ tịch UBND xã Trí Phải, cho biết: “Trên địa bàn xã chỉ 3 ấp còn mía, các ấp khác đã chuyển sang mô hình lúa - tôm".

Mía rớt giá thường xuyên, nhiều năm nay không giải quyết được đầu ra, gây khó khăn trong việc ổn định, phát triển diện tích mía của địa phương. Cây gừng và cây mía thay phiên nhau được người dân chọn để trồng, tuỳ theo tình hình giá cả thị trường. Thế nhưng, dù chọn loại cây nào thì họ vẫn không thoát khỏi cảnh… được mùa mất giá.

Ông Nguyễn Hoàng Ca cho biết: “Năm nào cây mía rớt giá thì năm sau nông dân lại chuyển sang trồng gừng và ngược lại. Năm nay giá mía tăng, khoảng 1.000 đồng/kg, nên nhiều hộ trồng mía trở lại. Nhưng giá cao thì người trồng mía thực tế cũng không lời được bao nhiêu bởi chi phí cho việc trồng mía giờ tăng cao. Một vấn đề nữa, nhà máy đường mua mía theo chử đường, nên nói giá mía là 1.000 đồng/kg nhưng thực tế thì nông dân không phải ai cũng bán được giá đó, do phụ thuộc vào việc đánh giá chử đường của nhà máy”.

Vẫn còn cơ hội

Cà Mau đã có quy hoạch vùng nguyên liệu mía, có nhiều chính sách hỗ trợ, thế nhưng đến nay nghề trồng mía vẫn bấp bênh. Để phát triển kinh tế hộ, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, tỉnh đã thông qua quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015 ổn định tổng diện tích mía của tỉnh là 5.000 ha, phấn đấu đến năm 2020 là 10.000 ha. Riêng xã Trí Phải, nơi đặt nhà máy đường, có diện tích mía lên tới gần 2.000 ha.

Quy hoạch là thế, nhưng thực tế thì ngược lại, diện tích mía ngày càng giảm. Tình trạng người dân đốt, phá bỏ mía do mất giá cứ diễn ra thường xuyên trên vùng nguyên liệu mía Thới Bình. Những năm gần đây trên địa bàn huyện Thới Bình đã có hàng ngàn héc-ta đất mía bị mất, thay thế bằng mô hình tôm - lúa, trồng các loại hoa màu khác, trong đó có gừng.

Ông Nguyễn Hoàng Ca cho biết thêm: “Thực tế, giữ vùng nguyên liệu mía rất khó khăn, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng. Vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo ổn định được đầu ra của sản phẩm, không để người trồng mía bị ép giá. Tình trạng được mùa - mất giá, mất mùa thì được giá vẫn diễn ra mà chưa có cách nào giải quyết ổn thoả”.

Thế nhưng, nếu quyết liệt vào cuộc thì không phải là không còn cơ hội để vực dậy cây mía. Tại hội nghị tổng kết niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất 2016-2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chỉ rõ, trong sản xuất cần hình thành đầu tư vùng nguyên liệu ổn định, tăng cường năng lực chế biến, giảm giá thành, đa dạng hoá sản phẩm ngành đường, đa dạng hoá phương thức canh tác, phát triển liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn. Các địa phương có nhà máy đường cần rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy đường phù hợp với quy hoạch điều chỉnh tổng thể của cả nước và tình hình biến đổi khí hậu. Chỉ đạo, tổ chức lại sản xuất mía nguyên liệu theo hướng doanh nghiệp liên kết với nông dân, nông dân liên kết với nông dân để xây dựng các cánh đồng mía lớn tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng kỹ thuật thâm canh và cơ giới hoá. Chỉ đạo lựa chọn bộ giống mía tốt, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương để hướng dẫn, khuyến cáo doanh nghiệp và nông dân áp dụng. Tăng cường công tác khuyến nông cho cây mía, chú trọng phổ biến, nhân rộng những mô hình sản xuất mía hiệu quả. Các doanh nghiệp sản xuất đường phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho nhà máy. Trên cơ sở đó, rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ cho nông dân, hướng đến mục tiêu tăng sản lượng và chử đường trong bối cảnh diện tích mía không tăng. Bên cạnh đó, chủ động nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương để kết nối, hướng dẫn cho người dân tiếp cận.

Rõ ràng, để vực dậy vùng nguyên liệu mía của tỉnh thì cần có sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp, ngành liên quan. Cần tránh trường hợp quy hoạch là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác. Một vấn đề cần giải quyết sớm hiện nay là đừng để người trồng mía tự bơi trên vùng nguyên liệu rồi dẫn đến phá vỡ quy hoạch

Đặng Duẩn

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.