ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-10-24 11:24:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Báo Cà Mau Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Để có được thành công như hiện nay, nhiều hộ dân, cơ sở nuôi chồn hương ở xã Tân Ân Tây cũng như các địa phương khác trên địa bàn huyện từng trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Mô hình này nhen nhóm từ những năm 2008-2010. Do chi phí đầu tư con giống ban đầu khá cao, từ 7-10 triệu đồng/cặp giống (tuỳ lớn, nhỏ), con giống chủ yếu mua từ các trại giống tỉnh khác chuyển về, không rõ nguồn gốc nên dễ nhiễm bệnh, gây thất thoát lớn. Cùng với đó là nạn trộm cắp chồn hương, cao điểm là khoảng 5 năm trước, có hộ mất từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.

Một cặp chồn giống hiện có giá từ 7-10 triệu đồng.

Một cặp chồn giống hiện có giá từ 7-10 triệu đồng.

Khoảng 5 năm trở lại đây, chồn hương được nhân giống rộng rãi tại các hộ nuôi, trang trại quy mô lớn tại địa phương, chi phí con giống có phần hạ nhiệt, chúng dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng; cùng với kinh nghiệm tích luỹ sau nhiều năm nuôi, giúp nhiều hộ ở xã Tân Ân Tây thành công, khá lên nhờ mô hình này.

Anh Nguyễn Chí Công, ấp Tân Tiến, xã Tân Ân Tây, cho biết: "Nơi đây có diện tích đất bờ vuông khá lớn, cùng với khí hậu thuận lợi là điều kiện lý tưởng để nuôi chồn hương. Học hỏi từ những người nuôi có kinh nghiệm, gia đình tôi bắt đầu nuôi chồn hương từ năm 2017, đến nay đã nhân tổng đàn lên 150 con, gồm: chồn con, chồn sinh sản và chồn thương phẩm. Từ mô hình nuôi chồn cho thu nhập thêm trên 150 triệu đồng/năm, tương đương với nguồn thu từ 140 công vuông hiện có của gia đình (tổng thu nhập của gia đình trên 300 triệu đồng/năm)".

Anh Trần Quốc Sư (cùng người bạn là Ngô Trung Tín), chủ trại chồn hương Mai Thái Anh, ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, là một trong những người nuôi chồn hương thành công hơn 5 năm qua. Theo lời anh Sư, nuôi chồn hương hiệu quả, giá trị kinh tế cao, dễ chăm sóc và ít tốn thời gian. Từ 20 cặp chồn giống ban đầu (giá 7-10 triệu đồng/cặp), đến nay anh đã nhân lên tổng đàn trên 300 con, trong đó có khoảng 50 con đang trong giai đoạn sinh sản. Mỗi chồn mẹ sinh sản 7-9 chồn con/năm. Hằng năm, cơ sở cung cấp ra thị trường 250-300 chồn con và chồn thương phẩm, lợi nhuận 500-700 triệu đồng.

Từ nuôi thử nghiệm 20 cặp chồn giống vào năm 2019, đến nay anh Trần Quốc Sư đã phát triển mô hình thành trang trại, với thu nhập 500-700 triệu đồng/năm.

Từ nuôi thử nghiệm 20 cặp chồn giống vào năm 2019, đến nay anh Trần Quốc Sư đã phát triển mô hình thành trang trại, với thu nhập 500-700 triệu đồng/năm.

Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi chồn hương ấp Tân Trung (gồm 26 thành viên), cho biết: "Hiện nay, mô hình đã được nhân rộng ra trong dân khá nhiều. Ðây được xem là mô hình “siêu lợi nhuận”, bởi xuất phát từ nhiều yếu tố thuận lợi như: nhờ nhân giống tại địa phương, người nuôi chủ động được nguồn chồn giống, giá thích hợp và chúng dễ thích nghi với môi trường sống; thức ăn của chồn khá đơn giản, gồm cá phi và chuối chín (chi phí chỉ khoảng 100 ngàn đồng/con chồn/tháng). Ðồng thời, hiện nay trên địa bàn cũng đã thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác kết hợp cùng ngành chức năng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chồn hương nên khả năng thành công cao. Tuy nhiên, để nuôi được mô hình này, thu lợi nhuận cao, đòi hỏi người nuôi phải có nhiều vốn đầu tư ban đầu về con giống, chuồng trại..., khoảng 1 năm sau mới có lợi nhuận".

Theo ông Ðấu, gia đình ông hiện có 40 con chồn đang sinh sản và chồn thương phẩm. Với giá chồn con dao động 7-10 triệu đồng/cặp, chồn thương phẩm 1,3-1,4 triệu đồng/kg, mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 600 triệu đồng/năm. Ông Ðấu so sánh, 10 con chồn sinh sản hằng năm cho lợi nhuận bằng 50 công vuông.

Ngoài làm vuông tôm thì diện tích đất trống từ bờ vuông khá lớn, cùng với khí hậu ôn hoà mát mẻ, điều kiện lý tưởng để thực hiện mô hình nuôi chồn hương trên địa bàn huyện Ngọc Hiển nói chung, xã Tân Ân Tây nói riêng.

Ông Phan Văn Hơn, Phó chủ tịch UBND xã Tân Ân Tây, cho biết: "Hiện nay, mô hình nuôi chồn hương đang phát triển khá mạnh trên địa bàn xã, với 188 hộ, cơ sở nuôi chồn, khoảng 6.122 cá thể chồn. Ðể góp phần giúp bà con phát huy hiệu quả mô hình nuôi chồn hương, chính quyền địa phương phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi; hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định; khuyến cáo hộ nuôi tuân thủ các giải pháp phòng bệnh cho chồn nuôi; các địa phương thành lập và tăng cường hoạt động tổ tuần tra an ninh trật tự vào ban đêm, góp phần bảo vệ tài sản người dân... Ngoài nguồn thu nhập từ nuôi thuỷ sản, việc tận dụng diện tích bờ vuông, sân vườn nuôi chồn hương đang là mô hình mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân xã Tân Ân Tây nói riêng và huyện Ngọc Hiển nói chung./.

 

Loan Phương

 

Chuyển đổi số trong kinh tế tập thể là xu thế cấp thiết

Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) không chỉ là xu hướng mà còn mang tính cấp thiết mà các HTX, cơ sở sản xuất, thậm chí nông dân phải tiếp cận để thích nghi và phát triển. Chuyển đổi số được xem là một nền tảng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao lợi nhuận.

An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Hiện toàn tỉnh có hơn 95.700 hộ đăng ký, cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.