ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 19:52:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một chính sách an sinh xã hội ưu việt

Báo Cà Mau Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Ðảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chính sách này do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận, mà nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn.

Chính sách BHYT được Ðảng và Nhà nước triển khai thực hiện từ năm 1992, với Luật BHYT đầu tiên được ban hành vào năm 2008. Ðiều này đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay, góp sức thực hiện với lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Ðể tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân, ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QÐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hằng năm là "Ngày BHYT Việt Nam".

Tại Cà Mau, sau 15 năm triển khai thực hiện, chính sách BHYT không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu ấn tượng. Năm 2009, tỉnh chỉ có 320.845 người tham gia BHYT, với tỷ lệ bao phủ đạt 26,58% dân số. Ðến năm 2023, con số này đã tăng lên 1.064.302 người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,53%, gấp 3,3 lần so với năm 2009. Nếu tính cả số người tham gia BHYT do đi lao động, học tập ngoài tỉnh, tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh đạt tới 96,16%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 89,18% dân số, gần đạt chỉ tiêu 93,5% của năm 2024.

Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Cái Nước tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, BHYT cho hội viên nông dân tại xã Lương Thế Trân.

Quỹ BHYT đã trở thành nguồn tài chính quan trọng trong chính sách y tế quốc gia, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

Ông Dương Minh Tùng, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, cho biết, BHYT không ngừng mở rộng đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ BHYT, bao gồm: người có công với cách mạng, gia đình chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 80 tuổi, đồng bào dân tộc, người dân vùng kinh tế khó khăn và biển đảo. Cuối năm 2023, Cà Mau đã áp dụng chính sách BHYT về an toàn khu cho 31 xã trong tỉnh, đảm bảo 100% người dân tại các xã này được ngân sách hỗ trợ và hưởng quyền lợi BHYT.

Quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được mở rộng cả về phạm vi và mức hưởng, giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật. Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) BHYT tại các cơ sở y tế ngày càng nâng cao, với nhiều kỹ thuật hiện đại như: phẫu thuật nội soi, chạy thận nhân tạo thường quy, thay khớp nhân tạo, can thiệp tim mạch và xạ trị...

Chất lượng KCB BHYT tại các cơ sở y tế ngày càng nâng cao, với nhiều kỹ thuật hiện đại. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Thời gian qua, công tác phối hợp giữa ngành bảo hiểm xã hội và cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.

Công tác truyền thông được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức của người dân về BHYT. Năm 2023, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc tuyên truyền và ra quân cao điểm, thu hút sự tham gia của hàng ngàn người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác truyền thông tiếp tục được tăng cường, với nhiều hoạt động tuyên truyền trực tiếp và qua các phương tiện truyền thông hiện đại.

Theo ông Dương Minh Tùng, mặc dù đạt được nhiều thành tựu, việc triển khai chính sách BHYT tại Cà Mau vẫn gặp phải một số thách thức như: tỷ lệ bao phủ BHYT biến động và không đồng đều giữa các địa phương; bội chi quỹ BHYT; chất lượng KCB BHYT còn một số mặt hạn chế.

Ðể khắc phục, tỉnh Cà Mau cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và cải cách hành chính trong KCB. Ðồng thời, tăng cường kiểm soát chi KCB BHYT và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn, hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, vì sức khoẻ cộng đồng xã hội./.

 

Phúc Duy

 

Bảo hiểm thất nghiệp: Chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không chỉ là một chính sách xã hội quan trọng mà còn đóng vai trò “lá chắn” an toàn giúp người lao động vượt qua khó khăn trong lúc tìm việc làm mới. Chính sách này hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tìm được việc làm mới sau khi mất việc. Ý nghĩa của BHTN thể hiện rõ ràng qua việc hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống và đóng góp tích cực vào sự ổn định xã hội.

Khó khăn bao phủ bảo hiểm y tế

Trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) và xã NTM nâng cao, bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của xã hội nông thôn.

Vì an sinh, kiên trì “gõ” từng nhà

Hình ảnh các nhân viên bảo hiểm xã hội (BHXH) và nhân viên tổ chức dịch vụ thu bưu điện, dù những ngày mưa bão hay nắng gắt, vẫn kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà” đã trở nên quen thuộc với người dân huyện Trần Văn Thời. Họ không ngại khó khăn, vượt qua mọi trở ngại để đưa chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình đến từng hộ dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.

Người tham gia BHYT tăng cao

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Ðảng, Nhà nước, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Do đó, TP Cà Mau nói chung, xã Tân Thành nói riêng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện tốt Luật BHYT, nỗ lực tiến tới BHYT toàn dân.

Ðồng hành - lan toả chính sách an sinh

Toàn tỉnh hiện có 9 tổ chức dịch vụ thu (TCDVT) đã ký hợp đồng uỷ quyền thu, với 341 điểm thu, 1.063 nhân viên thu đang hoạt động. Ðã qua, các TCDVT phối hợp tốt với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) tự đóng. Ðội ngũ nhân viên có trình độ, đảm bảo cho công tác tuyên truyền trực tiếp đối với người dân theo từng địa bàn; tích cực hưởng ứng công tác tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia theo kế hoạch phát động lễ ra quân các đợt cao điểm của BHXH tỉnh.