ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 16:35:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải chuyện kỹ sư, cử nhân thất nghiệp

Báo Cà Mau Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau còn khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, kể cả sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Bài toán thất nghiệp của sinh viên đang cần lời giải từ phía các cấp, các ngành.

Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau còn khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, kể cả sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Bài toán thất nghiệp của sinh viên đang cần lời giải từ phía các cấp, các ngành.

Bạn Dương Thị Cẩm Giang (khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình) tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Môi trường, Trường Ðại học Cần Thơ. Cầm tấm bằng kỹ sư loại giỏi và thẻ đảng viên (Giang được kết nạp Ðảng khi còn là sinh viên) về Cà Mau với mong muốn được cống hiến sức trẻ cho quê hương dù được Trường Ðại học Cần Thơ giữ lại. Thế nhưng, từ năm 2013 đến nay, mặc dù đã nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng chưa tìm được việc làm phù hợp, đúng chuyên ngành.

Tư vấn giới thiệu nghề cho học sinh năm học 2014-2015.

Theo Dương Thị Cẩm Giang, gần 2 năm nộp hồ sơ nhiều nơi, nhưng đến nay vẫn chưa được tuyển dụng và nghe hoài điệp khúc “chờ”. Ðể tiếp tục hành trình “chờ” có quyết định được tuyển dụng, Giang đành làm nghề bán hàng qua mạng. “Với mức thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/tháng từ bán hàng online, em có điều kiện đăng ký học một số chuyên ngành như: chính trị, nghiệp vụ sư phạm để bổ sung cho hồ sơ và tiếp tục nuôi hy vọng được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước”, Cẩm Giang chia sẻ.

Không có điều kiện học thêm hay bán hàng qua mạng như Cẩm Giang, bạn Trương Thị Tú Quyên (khóm 4, phường 4, TP Cà Mau) sau gần 5 năm tốt nghiệp Trung cấp Tin học - Kế toán (Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau) vẫn phải phụ gia đình bán cà phê. Theo Quyên, dù đã nộp hồ sơ một vài nơi nhưng vẫn chưa có nơi nào tuyển dụng. Nhiều nơi muốn tuyển dụng cao đẳng hay đại học trong khi điều kiện gia đình không cho phép học lên cao nên đến nay tấm bằng trung cấp của em vẫn nằm “im ỉm”. Số sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp như tình cảnh của Giang, Quyên hiện nay khá đông. Nhiều bạn trẻ còn cho biết, nếu sinh viên ra trường mà tìm được việc làm thì phần lớn cũng làm trái ngành, trái nghề đào tạo.   

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Sở LÐ-TB&XH, một con số khiến nhiều người giật mình. Ðến nay, Cà Mau còn khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học chưa có việc làm ổn định, đúng với chuyên ngành đã học. Nếu 1 sinh viên học đại học 4-5 năm tiêu tốn khoảng 100 triệu đồng chi phí cho sinh hoạt, học tập, nhiều gia đình phải vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội.

Bài toán việc làm cho sinh viên ra trường đang đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác dự báo thị trường lao động ở các địa phương. Khi thực hiện có hiệu quả dự báo thị trường lao động, các trường đại học, cao đẳng sẽ quyết định điều chỉnh quy mô ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như hạn chế, thậm chí tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa đầu ra. Ðối với chương trình đào tạo, cần nâng cao chất lượng, nhất là kỹ năng thực hành, kỹ năng xã hội cho sinh viên. Bên cạnh việc sử dụng các nguồn hỗ trợ cho vay vốn tự tạo việc làm hoặc xuất khẩu lao động, Nhà nước và địa phương cần đưa ra các chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút cử nhân về địa phương hoặc đi các vùng sâu, vùng xa làm việc.

Theo Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH Trương Linh Phượng, vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường, trách nhiệm không riêng ngành lao động mà cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành có liên quan. Sở và các ngành có liên quan sẽ rà soát số sinh viên thất nghiệp và tìm ra những biện pháp giải quyết hợp lý./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Liên kết hữu ích

Cần đầu tư đồng bộ cho trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã

Cùng với việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) cấp xã chính thức đi vào hoạt động. Ðây là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, nhiều trung tâm vẫn còn đang gặp khó khăn.

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).