ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 00:46:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao hiệu quả canh tác lúa bằng quản lý dịch hại tổng hợp

Báo Cà Mau “Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management)” hiểu đơn giản là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong hoàn cảnh môi trường cụ thể và những xu thế biến động quần thể của các loài gây hại, thì sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế

Trong điều kiện canh tác lúa hoàn toàn lệ thuộc nước trời và nhiều yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra chi phối như ở Cà Mau hiện nay, bà con nông dân cần phải nghĩ cách giảm giá thành để có thể chịu đựng được giá lúa luôn bấp bênh “được mùa, rớt giá” như nhiều năm qua. Canh tác lúa theo giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sẽ mang lại hiệu quả nhiều mặt, là hướng đi bền vững cho nông dân.

“Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management)” hiểu đơn giản là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong hoàn cảnh môi trường cụ thể và những xu thế biến động quần thể của các loài gây hại, thì sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.

Bà con nông dân xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời chăm sóc lúa.        Ảnh: MINH TẤN

Trong canh tác lúa, để đạt kết quả tốt thì khi áp dụng giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như: Trồng và chăm cây khoẻ bằng chọn giống lúa tốt, đủ tiêu chuẩn, khả năng thích nghi cao và phù hợp với các điều kiện tự nhiên của địa phương như chịu đất nhiễm phèn mặn, dễ gặp hạn cục bộ và nhiều sâu bệnh... Rồi gieo cấy, chăm sóc đúng kỹ thuật, đủ dinh dưỡng để cây lúa sinh trưởng tốt, có sức đề kháng cao, đủ sức chống chịu dịch bệnh, điều kiện bất lợi của môi trường khắc nghiệt và cho năng suất cao.

Muốn thế cần phải tập huấn kỹ thuật tốt để nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng, có hiểu biết vững về kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng và tuyên truyền cho nhiều nông dân khác để cộng đồng cùng quản lý tốt cả trà lúa. Phải thường xuyên thăm đồng để kiểm tra ruộng lúa nhằm nắm được diễn biến về sự sinh trưởng của cây lúa; sự phát sinh, phát triển của dịch hại trước các diễn biến thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống bất lợi cho trà lúa.

Khi diễn biến thời tiết bất lợi khiến dịch hại đạt đến ngưỡng phòng trị thì phải tổ chức phòng trừ dịch hại bằng sự chủ động sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mật độ sâu bệnh và thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn phát triển của ruộng lúa cụ thể. Ðặc biệt, trong quá trình canh tác các vụ lúa cần phải có ý thức bảo vệ thiên địch là những sinh vật có ích, nhằm giúp nhà nông khống chế, tiêu diệt dịch hại giữ ở ngưỡng an toàn, nên chỉ sử dụng thuốc hoá học trong danh mục hợp pháp, hợp lý và phải đúng kỹ thuật.

Theo đó, trong quá trình canh tác từng vụ lúa nông dân phải tuỳ từng giai đọan mà áp dụng các biện pháp cụ thể thích hợp, nhằm mục tiêu khống chế không để các loại dịch hại như sâu rầy, chim chuột, nấm bệnh phát triển đến mức gây thiệt hại cho ruộng lúa. Bằng cách sử dụng một cách liên hoàn, hợp lý các biện pháp sau đây để vừa bảo vệ được thiên địch mà cũng vừa không để các loại dịch hại phát triển vượt ngưỡng kinh tế khiến phải tốn chi phí phòng trừ.

Các biện pháp trong IPM tuỳ điều kiện mà áp dụng. Làm đất sớm bằng cày ải và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo cấy, để làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của sâu rầy và có thể diệt được nhiều sâu non sống trong rạ và gốc rạ, hay những ký chủ phụ, môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoăn lá... Vệ sinh đồng ruộng nhằm cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn dịch hại tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.

Ngoài ra, biện pháp canh tác còn nhiều cách khác cần phải thực hiện, như sử dụng hạt giống khoẻ, sạch bệnh, hay luân canh lúa với các cây trồng khác phù hợp, hoặc gieo cấy với mật độ hợp lý theo quy trình “3 giảm, 3 tăng”. Tuỳ thuộc vào giống lúa, thời vụ, sử dụng phân bón hợp lý, chỉ dùng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh khi cần thiết để giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch…  

Trong IPM còn biện pháp sinh học rất quan trọng là tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích phát triển, mà chúng lại là kẻ thù tự nhiên của dịch hại nhằm góp phần khống chế, tiêu diệt dịch hại. Như cần bảo vệ các loại ong ký sinh trên trứng bọ xít, trứng sâu đục thân, trên sâu non sâu cuốn lá lúa, nhện Lycosa speudoannulata ăn sâu hại, chuồn chuồn kim, bọ rùa đỏ ăn rầy nâu, hay mèo, rắn bắt chuột, và các loại nấm ký sinh trên rầy nâu, trên bọ xít đen…

Riêng biện pháp hoá học chỉ khi thật cần thiết. Buộc phải dùng thuốc hoá học, thì cũng phải dựa vào ngưỡng kinh tế có còn hiệu quả không và chỉ chọn sử dụng những loại thuốc có phổ tác động hẹp, hay ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, để chỉ diệt trừ dịch hại, bảo vệ thiên địch có ích, an toàn với sức khoẻ con người và môi trường. Hoặc nếu có thể thì nên dùng thêm biện pháp thủ công như bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tước lá phun sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột… vẫn cho những kết quả nhất định.

Áp dụng IPM thì không lạm dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật tràn lan, như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu, rầy, thuốc trừ bệnh… khi chưa tới ngưỡng phòng trị, nhằm bảo vệ thiên địch, tiết kiệm chi phí thuốc và công phun rải. Quan trọng hơn là bảo vệ sức khoẻ nông dân trực tiếp canh tác, trực tiếp phun rải thuốc và môi trường nông thôn trong lành, và nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Làm lúa theo IPM sẽ có tác dụng tốt không chỉ trong vụ sản xuất hiện hữu mà còn có ảnh hưởng tốt đến các vụ sau và cho cả vấn đề sức khoẻ của nông dân, người tiêu dùng và môi trường môi sinh của cộng đồng./.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thước

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.