ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 11-9-24 02:35:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng giá trị sản vật biển

Báo Cà Mau Xây dựng thành công Hợp tác xã (HTX) Mắm mào gà và tạo ra nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, anh Nguyễn Minh Thái, Phó bí thư Xã đoàn Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, mong muốn tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, đủ tiêu chuẩn phân phối vào các chuỗi siêu thị, trung tâm mua sắm và xuất khẩu ra nước ngoài; tạo việc làm cho thanh niên, người lao động nhàn rỗi, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp tại địa phương.

Nguồn nguyên liệu cá tươi ngon được mua từ các phương tiện đánh bắt.

Anh Thái cho biết: “Trên địa bàn xã hiện nay có hơn 200 phương tiện thuỷ nội địa tham gia đánh bắt, sản lượng rất dồi dào và đa dạng chủng loại, nhất là cá mào gà. Tôi quyết định chọn sản phẩm mắm cá mào gà để khởi nghiệp”.

Năm 2021, anh Thái thành lập HTX Mắm cá mào gà, tạo ra những sản phẩm đặc sản vùng miền và quảng bá, tiêu thụ rộng khắp trong cả nước. HTX đã giúp nâng cao giá trị của những loại thuỷ sản trước kia giá trị rất thấp, thường không tiêu thụ được. HTX là đơn vị duy nhất đến thời điểm này được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Mắm cá mào gà Ðầm Dơi”. Trong hơn 2 năm kinh doanh, HTX đã khẳng định được giá trị và chất lượng các dòng sản phẩm mà HTX sản xuất và phân phối. Hiện nay, HTX có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 5 sản phẩm (bộ sản phẩm) đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Cà Mau.

Cá sau khi ướp gia vị, có thể phơi nắng hoặc đưa vào máy sấy.

"Hiện HTX có 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP là mắm cá mào gà, mắm ruốc xào, khô cá mào gà, chả cá mào gà và khô cá lù đù. Ðồng thời, HTX đã đăng ký thêm sản phẩm OCOP là khô tôm tít, hiện đã được chấm điểm, đang đợi giấy chứng nhận", anh Thái cho biết thêm.

Ðặc biệt, anh Thái còn nghiên cứu, trang bị máy đánh vảy cá và thiết bị nhà sấy năng lượng mặt trời, giúp quá trình sản xuất thuận lợi, nhanh hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm khô.

 Để làm cá được nhanh hơn, anh Thái nghiên cứu trang bị máy đánh vảy cá tự động, rút ngắn được rất nhiều thời gian trong sản xuất.

Doanh thu của HTX ổn định và tăng trưởng theo thời gian, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện HTX tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ, mức thu nhập từ 3,5-5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Trần Ánh Xuân, lao động nông thôn ở ấp Chánh Tài, cho biết: “Trước đây tôi làm ở Bình Dương gần 1 năm, thấy xa xôi quá, lại bỏ nhà cửa nên sau đó quyết định về quê quán xuyến gia đình. Từ khi anh Thái kinh doanh nghề làm khô và mắm, tôi xin vào làm, vừa có thu nhập, vừa được ở gần nhà”.

Hướng tới, để nâng tầm giá trị sản phẩm từ biển, anh Thái còn cho ra đời thêm sản phẩm từ ghẹ sữa. Anh Thái chia sẻ: "Sản lượng ghẹ sữa (còn gọi là ghẹ cu li) hàng năm rất lớn, chủ yếu bán làm thức ăn cho tôm hùm. Thế là tôi chọn con ghẹ sữa làm nguyên liệu chế biến những món ăn phù hợp với vùng miền như ghẹ sữa rim, ghẹ sữa sấy, để đưa ra thị trường, nhằm nâng cao giá trị sản vật của quê hương và tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương”.

Mô hình thành công của anh Thái đã thúc đẩy phong trào sản xuất chế biến thuỷ sản và phong trào khởi nghiệp tại địa phương. Anh Châu Văn Dỹ, Bí thư Huyện đoàn, cho biết: “Thời gian qua, Huyện đoàn chỉ đạo các xã đoàn tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên địa phương tận dụng nguồn lực thực hiện các mô hình sản xuất để phát triển kinh tế. Qua đó, trên địa bàn huyện có rất nhiều mô hình hiệu quả của đoàn viên, thanh niên mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó có mô hình của bạn Nguyễn Minh Thái, Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Mắm cá mào gà, với nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao”./.

 

Kim Cương - Hữu Nghĩa

 

Nghề khai thác hàu ven đê

Hiện nay, tại khu vực đê biển Tây thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, có nhiều người dân chuyên mưu sinh bằng nghề đục hàu, mò vòm xanh (vẹm xanh). Các loài thuỷ sản này sống bám vào trụ, hộc đá của công trình kè chắn sóng. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, do chưa trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong quá trình hành nghề, nhưng đây cũng là một trong những nguồn thu nhập của nhiều hộ dân thiếu phương tiện, tư liệu sản xuất, sống ven đê.

Gặt lúa chạy mưa

Vụ lúa hè thu của bà con nông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời hiện đang vào mùa thu hoạch. Người dân khẩn trương gặt lúa chạy mưa, giảm tối đa thiệt hại. Ðể ứng phó với những đợt mưa dự báo sắp tới, người dân huy động nhiều máy móc, nhân lực để thu hoạch lúa, đồng thời nhiều thương lái đưa phương tiện như xe tải, ghe, xuồng đến tận nơi để thu mua lúa.

Cải thiện thu nhập từ nuôi ếch đẻ

Ếch là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ếch đồng tự nhiên ngày càng hiếm, nên người dân nuôi ếch thịt thương phẩm để dùng hoặc bán ra thị trường. Nắm bắt nhu cầu người dân nuôi ếch những năm gần đây tăng cao, nhất là cần nguồn giống chất lượng, anh Trần Văn Toàn, ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất ếch giống bằng đam mê và tâm huyết của mình.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Khánh An vào mùa thu hoạch bồn bồn

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thế nhưng, nghề trồng bồn bồn trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, hiện đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân và bồn bồn trở thành cây trồng chủ lực tại đây.

Thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh

Ngày 17/8, Ban sáng lập hợp tác xã (HTX) tổ chức Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh, huyện U Minh. HTX được thành lập với 115 thành viên, trong đó có 79 thành viên chính thức, vốn điều lệ ban đầu hơn 250 triệu đồng.