ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-5-24 22:24:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng tầm sản phẩm địa phương

Báo Cà Mau Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời tích cực triển khai thực hiện chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị các loại sản phẩm, hàng hoá của bà con nông dân, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Ðến nay, huyện có 14 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm 3 sao đang làm thủ tục gia hạn.

Để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP, UBND huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn xây dựng lộ trình thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp và triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực xã hội để thực hiện. Huyện tích cực thực hiện, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó các chủ thể ngày càng tin tưởng, thấy được lợi ích của chương trình OCOP và đã mạnh dạn đăng ký tham gia.

Từ khi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, bưởi da xanh ruột hồng của Hợp tác xã Cây ăn trái sạch Khánh Hưng được nhiều thương lái đặt mua.

Sau khi sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao, các chủ thể có khá nhiều thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Lê Minh Ðức, Cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Ðức, Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết: "Từ khi sản phẩm cá khô bổi của cơ sở được xếp hạng OCOP 3 sao thì khách hàng rất tin tưởng, đầu ra khá ổn định. Bây giờ, đa số người tiêu dùng đều lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mới mua. Khi một sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, người tiêu dùng có thể tra cứu hoặc tìm hiểu thông tin về sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng, biết được chất lượng sản phẩm nên họ yên tâm sử dụng".

Ông Trần Duy Thanh, Cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, phấn khởi: "Sau khi được công nhận OCOP 3 sao, sản phẩm chuối khô của cơ sở bán rất chạy, tăng số lượng từ 20-50% so với lúc trước. Thời gian gần đây, chủ yếu chúng tôi giao hàng cho các đầu mối ở các tỉnh, với số lượng lớn nên cơ sở phải hoạt động liên tục mới đủ nguồn cung cấp theo đơn đặt hàng".

Do thấy được lợi ích của chương trình OCOP là nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hoá của người dân, nên thời gian gần đây có nhiều chủ thể làm hồ sơ đăng ký tham gia OCOP. Ðối với các sản phẩm đã được xếp hạng 3 sao, 4 sao, các chủ thể đang tiếp tục cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất, đầu tư thêm thiết bị, máy móc để hướng tới nâng hạng sản phẩm.

"Thời gian tới, cơ sở tiếp tục phấn đấu để sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao. Theo tôi, việc phấn đấu nâng hạng cho sản phẩn OCOP càng khó thì giá trị sản phẩm của mình càng cao, khách hàng càng tin tưởng hơn", ông Lê Minh Ðức chia sẻ.

Hiện tại, Cơ sở sản xuất cá khô bổi Tám Oanh, ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, đã có 2 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao, gồm cá khô bổi và cá khô bổi 1 nắng. Tuy nhiên, ông Trần Văn Tám, chủ cơ sở, vẫn chưa hài lòng với kết quả đã đạt được mà quyết tâm nâng sao cao hơn nữa cho sản phẩm. Ông Tám chia sẻ: "Ðã qua, hầu hết người tiêu dùng đều lựa chọn các loại sản phẩm OCOP để mua sử dụng. Vì vậy, sản phẩm của cơ sở đã được công nhận OCOP 4 sao sẽ có lợi thế rất lớn trong việc lưu thông ra thị trường. Thời gian tới, cơ sở tiếp tục thực hiện các bước sản xuất theo quy trình, khi nào đủ điều kiện sẽ đề nghị nâng hạng từ 4 sao lên 5 sao".

Hiện tại, Cơ sở sản xuất cá khô bổi Tám Oanh đã có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao.

Ðược sự quan tâm của các ngành, các cấp và UBND các xã, thị trấn trong việc triển khai chương trình OCOP, nên sản phẩm của huyện ngày càng đa dạng, có tiềm năng, lợi thế phát triển sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP đã được công nhận từng bước tạo được sự quan tâm của khách hàng, nhà phân phối, các đại lý trong và ngoài tỉnh.

Cùng với việc nâng sao cho sản phẩm, các chủ thể OCOP đã tích cực nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu của nhà phân phối, đại lý để phát triển và không ngừng hoàn thiện sản phẩm. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị được các chủ thể quan tâm đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa trong thời gian tới./.

 

Anh Quốc

 

Giảm nghèo phù hợp điều kiện thực tế

Với nỗ lực của các cấp, ban, ngành huyện trong công tác giảm nghèo, trong đó có triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là ý thức không trông chờ, ỷ lại của chính hộ nghèo, hộ cận nghèo; thời gian qua, số hộ nghèo tại huyện Trần Văn Thời giảm dần qua từng năm.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.

Khảo sát việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, sáng nay (14/5), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do bà Vũ Hồng Như Yến (Trưởng ban) làm trưởng đoàn, đến khảo sát tình hình quản lý và kết quả sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê, kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ươm dèo sò huyết giống trên sông - Nguy cơ tai nạn điện

Tình trạng ươm, dèo sò huyết trên sông gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã tồn tại nhiều năm, nay phát sinh thêm việc sử dụng điện không an toàn, tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng và các phương tiện thuỷ lưu thông, nhất là khi mùa mưa bão bắt đầu như hiện nay.

Chìa khoá cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Trên con đường đầy thách thức của môi trường kinh doanh, việc quản lý thông tin không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là chìa khoá để doanh nghiệp (DN) có thể thịnh vượng và phát triển trong thời đại số hoá ngày nay. Công cụ quản lý thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh hiện đại, đóng vai trò quan trọng giúp DN nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức từ môi trường kinh doanh.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Giúp nhau phát triển kinh tế

Bằng nhiều cách làm linh hoạt, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, từng bước hỗ trợ chị em có được cơ hội phát triển kinh tế. Ðặc biệt, các chị quan tâm rà soát từng hoàn cảnh cụ thể, kịp thời trợ lực từ nhiều chương trình khởi nghiệp, mô hình giảm nghèo, tạo điều kiện cho chị em vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xử lý dứt điểm nợ đọng thuế

Quý I, tình hình thu ngân sách Nhà nước của TP Cà Mau thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu so cùng kỳ; tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế còn khá cao, đặc biệt trong lĩnh vực thuế đất phi nông nghiệp và xây dựng dân dụng.