ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 22-1-25 17:04:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nặng tình với U Minh

Báo Cà Mau Quê tỉnh Sóc Trăng, là giám đốc một công ty ở TP Hồ Chí Minh, nhưng vì mê đất, mê làm nông nghiệp nên ông Nguyễn Văn Tình (Ba Tình) về Ấp 16, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, xây dựng nông trại cam sành hữu cơ. Khi phát triển kinh tế hiệu quả, ông tích cực tham gia đóng góp vào công tác an sinh xã hội ở địa phương, xem đây là một trong những việc làm để trả ơn cho đất, cho người xứ sở U Minh.

Với 7 ha trồng cam theo hướng hữu cơ, ông Ba Tình cho biết: “Ðể có phân hữu cơ bón cho cam, tôi đã tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào ở địa phương như: chuối, cá biển, con ruốc, ốc bươu vàng để ủ phân. Các nguyên liệu này giá rất rẻ, bỏ ra vài chục triệu đồng mua về ủ là xài được cả năm”.

Cuối năm 2017, đầu năm 2018, vườn cam hữu cơ cho những vụ trái đầu tiên, mỗi vụ ông thu hoạch từ 200-250 tấn. Do cam đạt chứng nhận hữu cơ nên bán được vào các siêu thị lớn với giá khá cao, trung bình từ 20-25 ngàn đồng/kg, từ đó mang về cho ông Ba Tình lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng mỗi vụ.

Vườn cam của ông Ba Tình cho thu hoạch hàng tỷ đồng mỗi năm.

Không chỉ dừng lại ở việc cam đạt chứng nhận hữu cơ, ông Ba Tình còn nghiên cứu, đăng ký phát triển sản phẩm cam sành đạt chuẩn OCOP.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: “Qua thời gian xây dựng và phát triển, đến nay, cam Ba Tình đã đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, từ đó uy tín, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng lên, thị trường tiêu thụ mở rộng. Ðiển hình như tại Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, sản phẩm cam Ba Tình được nhiều người quan tâm, tại sự kiện đã tiêu thụ được hàng tấn cam”.

Sau thành công từ mô hình trồng cam, ông Ba Tình phát triển thêm mô hình trồng xoài hữu cơ trên diện tích 3 ha, hiện mô hình cũng đang mang lại hiệu quả cao.

Làm kinh tế hiệu quả, ông Ba Tình tích cực đóng góp vào công tác an sinh xã hội ở địa phương. Ngoài tặng quà cho người nghèo, ông Ba Tình còn hỗ trợ địa phương xây dựng 3 trụ sở sinh hoạt ấp và nhiều cây cầu trên địa bàn xã Khánh Thuận nói riêng, huyện U Minh nói chung.

Nhà Văn hoá Ấp 9 được ông Ba Tình đầu tư xây dựng khang trang.

Ông Ba Tình còn chăm lo cho nhân công, những người trực tiếp gắn bó với nông trại của mình, có một cuộc sống ổn định. Ngoài trả tiền lương hằng ngày hơn 200 ngàn đồng/người, ông còn quan tâm hỗ trợ nhà ở, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, dụng cụ, phương tiện cho con em công nhân đến trường học tập.

Chị Trần Thị Thuỷ, công nhân làm cho ông Ba Tình, chia sẻ: “Gia đình tôi từ bên huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang qua đây làm thuê, thấy gia đình khó khăn nên chú Ba cho mượn đất, rồi hỗ trợ cất nhà ở luôn, nhờ vậy mà cuộc sống của vợ chồng, con cái tôi mới dần ổn định, tôi cảm ơn chú Ba rất nhiều”.

Ông Phạm Quốc Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, nhận xét: “Ông Ba Tình là một người sống rất nhân hậu. Ngoài việc chấp hành tốt các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ông còn quan tâm, chia sẻ với bà con nghèo. Thời gian qua, ông cũng hỗ trợ và vận động bạn bè hỗ trợ xã nhiều tuyến đường, cây cầu, trụ sở ấp, từ đó đã góp phần rất lớn vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.

Hiện nay, ông Ba Tình còn ấp ủ và từng bước triển khai thực hiện một dự án tại vùng đất U Minh, đó là phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, nhằm gắn bó lâu dài với vùng đất này./.

 

Trần Thể

 

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sôi động thị trường bánh, mứt

Tết đang cận kề, các lò bánh, mứt, cơ sở sản xuất thực phẩm, các siêu thị... tăng công suất hoạt động để kịp cung ứng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.