ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:44:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngã ba biên giới

Báo Cà Mau Chúng tôi, những người con miền Nam tập kết ra Bắc, sau bao năm được nuôi dưỡng và học tập nay trưởng thành. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng cam go, Ðảng kêu gọi tất cả vì miền Nam. Trong số những người tình nguyện về miền Nam chiến đấu có chúng tôi, những bác sĩ trẻ. Ðược chọn là vinh dự rất lớn, mà vinh dự này không chia sẻ với ai bởi nguyên tắc bí mật. Ðể chuẩn bị sức khoẻ vượt Trường Sơn, phải mang ba lô có ba mươi kí-lô gạch, đi hằng ngày trong ba tháng. Thân thể rã rời, vai phồng, lưng lở.

Chúng tôi, những người con miền Nam tập kết ra Bắc, sau bao năm được nuôi dưỡng và học tập nay trưởng thành. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng cam go, Ðảng kêu gọi tất cả vì miền Nam. Trong số những người tình nguyện về miền Nam chiến đấu có chúng tôi, những bác sĩ trẻ. Ðược chọn là vinh dự rất lớn, mà vinh dự này không chia sẻ với ai bởi nguyên tắc bí mật. Ðể chuẩn bị sức khoẻ vượt Trường Sơn, phải mang ba lô có ba mươi kí-lô gạch, đi hằng ngày trong ba tháng. Thân thể rã rời, vai phồng, lưng lở. Sau này đi trên Trường Sơn mới biết tập như vậy chả là gì. Ðói khát không sợ, chỉ sợ sốt rét. Dính nó, chắc nằm lại dọc đường, về được hay không là chuyện khác.

Hành quân đến ngã ba biên giới lúc chạng vạng.

- Nghỉ giải lao! - Giao liên báo.

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Nói ngã ba cho dễ hiểu, nơi này là vùng đất mênh mông, nhiều cây sao, cây dầu hai, ba người ôm, ngó trật ót. Ðất pha cát, khô cằn, trống trơn, xa xa mới có một cây. Hỏi kỹ mới biết là nơi tiếp giáp ba nước: Việt Nam - Campuchia - Lào, “Một tiếng bom rền ba dân tộc cùng đau!” (Khúc hát chiều mưa của Lâm Nguyễn Anh). Ở đây có chòi để bán lặt vặt, sửa xe Honda, bán nước giải khát lợp bằng lá trung quân. Sửa soạn để ba lô xuống thì mưa lắc rắc, trời tối hẳn, không kịp lấy ni-lông ra che, đành dạt vào chòi gần bên. Ðứng ở đầu xông, lấy gậy chống ba lô cho đỡ đau vai, tôi nghe bên trong có tiếng lạch cạch. Vạch lá nhìn vào thấy một thanh niên ngồi cạnh ngọn đèn dầu làm bằng vỏ lựu đạn Mỹ, đang sửa xe đạp, hai tay làm việc liên tục, vẻ mặt chăm chú. Một hồi anh ấy ngẩng lên, nhìn xa xăm và cất tiếng ca:

“… Mưa buông hạt qua đồi cao lũng thấp

Giữa rừng chiều nắng tắt gọi hoàng hôn

Ðường còn xa chân lính bước dập dồn

Bên chiếc gậy bóng lên màu sương gió…

… Xóm nhỏ ven biên, thưa thớt những căn chòi. Nơi ngã ba đất biên thuỳ không cột mốc, một tiếng bom rền ba dân tộc cùng đau…”.

Tôi nghe vọng cổ của Ðài Giải Phóng thì nhiều, nghe trực tiếp người Nam Bộ ca thì chưa. Mưa rơi lộp độp trên mái chòi, không có tiếng xạc xào của lá, giọng ca dù chưa mượt mà và sâu lắng, tôi thấy trong lòng rộn rã niềm vui. Chàng thanh niên ngừng tay, nhìn chiếc xe, ca tiếp: “… Cha dãi dầu một nắng hai sương, mẹ sớm hôm vất vả trăm chiều, thuê đất chủ điền bán giọt mồ hôi, còng kiếp trâu cày bữa no, bữa đói…”.

Ðến 13 tuổi tôi chưa có quần dài để mặc, không thấy trường học. Cái mà tôi làm tốt là giúp cha mẹ cấy và gặt mướn, bắt cá, hái rau là niềm vui. Những đêm đông giá rét lấy chiếu đắp thân mình, trời mưa hai hàm răng đánh “bồ cạp” không có áo khô để mặc. Bạc Liêu quê tôi bây giờ đang mùa cày, đồng ruộng mênh mông, từng đàn cò bay chấp chới. Ði dưới đường cày đất phẳng lì, trơn trượt, nước đục ngầu. Có những ngày coi đám mạ, mưa xuống phải trầm mình dưới nước, đứng lên thì lạnh run. Ðêm về tập trung nhau đến những nhà có máy hát, nghe cải lương, vọng cổ đến khuya.

Chàng trai im lặng một lúc rồi ca: “... Hình ảnh quê hương những ngày đen tối, đã mấy mươi năm ký ức chẳng phai mờ”. Giờ quê tôi là vùng tự do oanh kích của giặc, pháo từ biển bắn vào, bom từ trên trời rơi xuống, biệt kích bủa vây. Ðói khát và thương vong ngày càng nhiều nhưng bà con vẫn bám đất giữ làng. Người thanh niên ngừng ca, dọn dẹp đồ nghề bỏ vào thùng đại liên Mỹ, rồi tiếp: “… Súng khoát lên vai hướng mắt về quê cũ, mưa lạnh đầy trời tôi nghe ấm tình quê”. Ba lô trên vai tôi nhẹ đi một phần, đầu óc thanh thản, đôi chân sẵn sàng bước.

- Hết giải lao! - Giao liên báo.

Cảm ơn tác giả và chàng thanh niên ca bài vọng cổ, nó tiếp cho tôi thêm nghị lực cùng bà con thân yêu giải phóng quê hương./.

Ðông Hải

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.