ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 18:29:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành tôm lao đao vì dịch Covid-19 - Bài cuối: Đâu là bài toán cho ngành tôm?

Báo Cà Mau (CMO) Theo dự báo của ngành chức năng tỉnh Cà Mau, tháng 4 và quý II/2020, khả năng dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn về thị trường xuất khẩu, kho lưu trữ hàng hoá, nguồn vốn, lao động, nguồn tài chính để thu mua tôm, gây ảnh hưởng rất lớn đến các hộ nuôi tôm. Do vậy, những chính sách từ Chính phủ được cụ thể hoá càng sớm và nhanh chóng sẽ là “cứu cánh” cho ngành tôm cũng như người nuôi tôm Cà Mau trước đại dịch.

Trung ương quyết liệt

Đã có nhiều cuộc họp trực tuyến toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các địa phương bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN và những đối tượng chịu ảnh hưởng, tác động lớn từ dịch bệnh. Đáng chú ý nhất, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, ngày 12/3/2020, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ cho tất cả các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với gói tín dụng 285.000 tỷ đồng. Theo đó, các tổ chức tín dụng bước đầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 52.000 khách hàng với dư nợ gần 18.000 tỷ đồng; đã thực hiện miễn giảm lãi cho 6.427 khách hàng với dư nợ trên 125.000 tỷ đồng, số lãi được miễn giảm khoảng 300 tỷ đồng. Hiện đã cho vay mới trên 354.000 khách hàng, với doanh số cho vay đạt 165.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó, dư nợ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ 16.000 tỷ đồng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn chỉ đạo và trực tiếp làm việc với chủ tịch hội đồng quản trị/tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, yêu cầu quyết liệt tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo Thông tư 01, Chỉ thị 02, ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ đồng đối phó với Covid-19.

Về phía Bộ Tài chính, đã đề xuất các giải pháp về chính sách tài khoá như: Thực hiện gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng mức gần 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ DN và người dân. Điều chỉnh biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi để tháo gỡ khó khăn cho DN hoạt động trên một số lĩnh vực. Trong đó, đối với DN chế biến nông, lâm, sản, thuỷ sản... sẽ giúp giảm nghĩa vụ nộp ngân sách của DN năm 2020 trên 6.000 tỷ đồng.

Đối với Bộ Công thương, đã thông báo việc giảm giá điện và giảm tiền điện từ tháng 4-6/2020, ước tính tổng số tiền điện giảm hỗ trợ khách hàng gần 11.000 tỷ đồng. Trong đó, các DN sản xuất và kinh doanh được hỗ trợ giảm khoảng 6.100 tỷ đồng.

Công nhân Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thuỷ sản Cà Mau thực hiện công đoạn sơ chế tôm.

Địa phương cần quyết liệt

Trên thực tế, các chủ trương, chính sách hỗ trợ để giúp DN còn chậm khiến nhiều DN khó khăn. Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đánh giá: “Có thể nói, diễn biến dịch bệnh đang hết sức phức tạp. Về phía tỉnh, hội, ngành hàng phản ứng khá nhanh so với tình hình chung cả nước. Chủ trương đã có nhưng việc cụ thể hoá chính sách còn chậm. Các hội sở ngân hàng cần có yêu cầu khẩn trương ban hành quy chế nội bộ từng hệ thống ngân hàng, chỉ đạo các chi nhánh sát cánh với DN để giải quyết đúng cái khó của DN”.

Hiện dịch bệnh chưa đủ cơ sở để đưa ra dự báo nên khó khăn không lường trước được đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt đối với các DN. Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử giả định: “Nếu trong 1 tháng nữa dịch bệnh vẫn diễn ra, vẫn chưa triển khai hỗ trợ DN, khi đó các DN không còn đủ năng lực duy trì sản xuất, sẽ có hơn 20.000 công nhân trong các nhà máy, 150.000 hộ dân sản xuất tôm, làm nghề tôm, thuỷ sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chuỗi cung ứng nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng đều sẽ bị ảnh hưởng chung”.

Đưa ra giải pháp tình thế trong lúc cấp bách, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh: “DN có tồn tại được hay không đều liên quan đến nông dân. Nếu nông dân dừng sản xuất, DN sẽ thiếu nguyên liệu, không thể sản xuất. Do vậy, để duy trì sản xuất một cách ổn định, hiệu quả của nông dân, trước tình thế này, DN phải lên tiếng, minh bạch thông tin thu mua để nông dân nắm bắt, tránh tình trạng thương lái thu mua với giá lung tung, làm hại đến lợi nhuận kinh tế của người dân. Đồng thời, DN cần cung cấp đầy đủ thông tin, năng lực chế biến đối với ngân hàng để tạo đủ niềm tin cùng nhau gỡ khó trong điều kiện dịch bệnh này”.

Về phía Sở NN&PTNT, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc sở, cho rằng: “Sở đã chủ động nắm bắt tình hình, liên hệ thường xuyên với DN, trao đổi tình hình sản xuất, giá cả với cơ sở, DN. Trung Quốc hiện tại đã cho thông quan nhưng chưa chuyển biến được nhiều, khả năng thị trường Trung Quốc muốn cải thiện được cũng phải mất hơn 1 tháng nữa nếu tình hình dịch bệnh ổn. Giá tôm có nhích lên vài ngày qua nhưng đang tiếp tục chựng lại. Tại các thị trường châu Âu còn rất căng thẳng, diễn biến dịch bệnh rất khó lường, chắc chắn khả năng hồi phục chậm hơn thị trường Trung Quốc. Sở đã kiến nghị Tổng cục Thuỷ sản có cơ chế đặc biệt với ngành hàng tôm, đề xuất gói hỗ trợ, thậm chí không lãi suất để DN thu mua dự trữ tôm. Với tình hình này, nếu không giải quyết kịp thời vấn đề này, ngành tôm coi như ách tắc".

Ông Bằng còn thông tin, DN cần thống kê chi tiết tình hình thu mua, xuất khẩu, hàng tồn kho, khả năng mua tiếp của từng DN. Nếu có cơ chế hỗ trợ thì khả năng, kế hoạch DN thực hiện kế tiếp như thế nào? Từ đó, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp ngành công thương tham mưu UBND tỉnh để có những chỉ đạo sát và kịp thời. DN cần cung cấp đầy đủ thông tin, giá cả thị trường tôm, một mặt chỉ đạo hệ thống thương lái, đại lý, thông tin giá cả đến người dân cho chính thống, đừng lợi dụng tình hình gây khó khăn thêm.

Ông Bằng cũng khuyến cáo: “Dịch bệnh đang biến động hết sức phức tạp, một số hộ nuôi tôm chưa tới nước thu hoạch phải bình tĩnh theo dõi chặt tình hình, chọn những đại lý, thương lái có giá sát thị trường. Nếu chưa tới thời gian thu hoạch cũng không nên nóng vội bán, nuôi mật độ thưa ra. Khi có giá tốt nên bán. Đối với những hộ thu hoạch rồi, chuẩn bị thu hoạch nên cân nhắc trước khi thả vụ mới, đặc biệt đối với tôm thâm canh và siêu thâm canh, có thể tạm thời chuyển sang các đối tượng khác có giá trị kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất và thu nhập”./.

Hồng Nhung

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.