ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 8-2-25 05:21:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 8 tại Cà Mau: Lắng lòng với biển, đảo quê hương

Báo Cà Mau Hay, lạ, đầy chất thơ và tính chuyên nghiệp cao là nhận xét của đông đảo khán giả sau khi xem đêm thơ Nguyên tiêu “Hướng về biển, đảo Tổ quốc” đêm 5/3 (rằm tháng Giêng) vừa qua, tại Hội Văn học - Nghệ thuật Cà Mau.

Hay, lạ, đầy chất thơ và tính chuyên nghiệp cao là nhận xét của đông đảo khán giả sau khi xem đêm thơ Nguyên tiêu “Hướng về biển, đảo Tổ quốc” đêm 5/3 (rằm tháng Giêng) vừa qua, tại Hội Văn học - Nghệ thuật Cà Mau.

Hoà cùng không khí thơ hào sảng của cả nước, Hội Văn học - Nghệ thuật Cà Mau năm nay tổ chức đêm thơ hoành tráng và lắng lòng với biển, đảo.

Với 8 tiết mục được chọn lọc kỹ lưỡng từ nhiều tác phẩm của các tác giả cũng như diễn viên. Ðêm thơ thành công ngoài mong đợi. Bởi chương trình đưa người xem từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và đầy thuyết phục.

Nghệ sĩ Lý Bạch Huệ ngâm bài "Phía cánh đồng xa" của tác giả Hoài Nhật.

Không như những năm trước, tiết mục mở màn đêm thơ năm nay là bài “Bạch Ðằng giang phú”, do Nghệ sĩ Phi Hải thể hiện cùng với nhóm múa Hoài An đã làm hài lòng khán giả có mặt trong đêm thơ với không ít lời khen ngợi. Bởi đây là tiết mục được dàn dựng khá kỹ từ trang phục cho đến phần minh hoạ. Bài “Bạch Ðằng giang phú” thuộc thể văn cổ, được Trương Hán Siêu sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. Bài phú thể hiện rõ lòng yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc.

Tiết mục thứ hai là của tác giả trẻ của tỉnh nhà - bài thơ “Phương Nam mùa gió bấc” của Nguyễn Ngọc Tân. Thơ của anh nhẹ nhàng và sâu lắng. Anh cảm nhận về thiên nhiên rất sâu sắc từ những chi tiết nhỏ như lá cỏ non, con đường… làm cho ai đó nhớ về quê hương, nhớ về mùa gió bấc ở phương Nam.

Ngoài những tiết mục ca ngợi về quê hương, về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc, phần lớn đêm thơ giới thiệu những vần thơ, những ca khúc về Trường Sa. Ðây mới thật sự là phần trông chờ nhất của khán giả. Bởi những tiết mục này có những câu thơ, lời hát thật sự làm lắng lòng người nghe.

Ngoài những nghệ sĩ, ca sĩ của địa phương, Hội Văn học - Nghệ thuật Cà Mau còn mời Nghệ sĩ Lý Bạch Huệ. Chị là giọng ngâm truyền cảm của Ðài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh trong những đêm khuya, cùng với Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, Cao Thị Thắng…

Trong chương trình này, chị  đã làm nức lòng khán giả với bài thơ “Phía cánh đồng xa” của tác giả Hoài Nhật. Khi chị xuất hiện thì khán giả im phăng phắc, thả hồn cùng giọng ngâm của chị, bởi giọng ngâm của chị quá ngọt ngào và truyền cảm.

Thật thiếu sót nếu nói đêm thơ thành công ở nhiều góc độ mà không nhắc đến 1 tình huống rất đặc biệt góp phần thành công của đêm thơ. Ðó là sự xuất hiện bất ngờ của Nhà văn Lê Văn Thảo từ khán đài bước lên sân khấu rồi ngâm luôn bài thơ của mình trong sự ngạc nhiên, tán thưởng nồng nhiệt của khán giả.

Ðêm thơ đã kết thúc nhưng trong lòng khán giả vẫn còn đọng lại những vần thơ, lời ca về biển, đảo Trường Sa./.

Bài và ảnh: Khởi Huỳnh

Những người “dệt” mùa xuân

Ðối với văn nghệ sĩ, mùa xuân vốn là đề tài vô tận. Qua cảm xúc của mình, họ đã "dệt" nên những sắc xuân rực rỡ, đầy sức sống và rất riêng trong các tác phẩm thi ca, nhạc hoạ.

Mâm cơm ngày Tết

Quê tôi ở Bạc Liêu, giáp bán đảo Cà Mau của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thấy mâm cơm ngày Tết quê mình cứ hằn sâu trong tâm khảm, đi đâu, làm gì cũng nhớ khi mấy ngọn gió chớm xuân len lỏi kéo về.

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm