ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 03:07:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Thanh Dũng: Hồn quê giữa lòng thành phố

Báo Cà Mau Trong tỉnh Cà Mau nói chung và TP Cà Mau nói riêng, hầu như những bức ảnh phóng to treo ở những nơi công cộng để quảng bá về du lịch hay kêu gọi bảo vệ rừng đều là của anh. Vì vậy cho nên tới thời điểm này, trong gia tài giải thưởng của anh đa phần là tác phẩm về đề tài quê hương Cà Mau. Người tôi muốn nhắc tới là Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Thanh Dũng, hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau.

Trong tỉnh Cà Mau nói chung và TP Cà Mau nói riêng, hầu như những bức ảnh phóng to treo ở những nơi công cộng để quảng bá về du lịch hay kêu gọi bảo vệ rừng đều là của anh. Vì vậy cho nên tới thời điểm này, trong gia tài giải thưởng của anh đa phần là tác phẩm về đề tài quê hương Cà Mau. Người tôi muốn nhắc tới là Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Thanh Dũng, hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau.

Hai mươi năm trước, ngày còn ở Bạc Liêu, tôi từng là người yêu mến tác phẩm của anh, mặc dù lúc đó chẳng biết tác giả Thanh Dũng là ai. Mỗi tác phẩm của anh đều để lại trong lòng tôi ít nhiều cảm xúc. Anh chia sẻ, không hiểu sao mỗi khi cầm máy chụp những cảnh ở Cà Mau, cảm xúc của anh lại trào dâng khó tả.

Sau này, có lần tôi cùng anh đi sáng tác ở đầm Thị Tường. Có đi chung mới thấy hết sự đam mê nghề và tấm lòng yêu phong cảnh quê hương tha thiết của anh. Anh có thể ngồi một mình hàng giờ nhìn phong cảnh đầm Thị Tường và chờ đợi hoàng hôn xuống. Hay những lúc sáng sớm lạnh cắt xương anh vẫn thong dong đi tìm tác phẩm. Ðể rồi sau chuyến đi, anh cho “ra lò” những sản phẩm không phụ lòng người yêu nghệ thuật.

Tác phẩm “Hiệu lệnh Trường Sa” của NSNA Nguyễn Thanh Dũng.

Khi tôi hỏi về tác phẩm “Sương sớm”, anh hào hứng kể: Lần đó, anh đi viết báo xuân ở huyện U Minh. Trời năm đó lạnh như cắt thịt da, cả đêm không tài nào ngủ được vì không có mền. Tờ mờ sáng, anh thức dậy đi tìm củi đốt để sưởi ấm, bất chợt nghe tiếng xì xào phía bến sông. Tò mò, anh đi về hướng ấy. Quá bất ngờ, trước mắt anh là một hình ảnh vô cùng sống động và đẹp đến ngây ngất.

Ðó là cảnh những người mua bán, trao đổi hàng hoá trên ghe với một bếp un, sương dầy đặc, nhìn chẳng rõ mặt nhau. Anh chạy về lấy máy ảnh liền. Ngặt nỗi, sương nhiều quá sợ ướt máy nên một tay cầm máy một tay che ống kính. Về Cà Mau, anh chạy ra tiệm rửa liền, và bức ảnh ngoài sự mong đợi. Bạn bè ai thấy cũng khen đẹp và khuyên anh nên gởi dự triển lãm toàn quốc. Lần đó cả tỉnh gởi tổng cộng 130 bức nhưng chỉ được chọn triển lãm 2  bức của 2 tác giả là NSNA Võ An Khánh và anh.

Anh cho biết, trước kia anh là người “ngoại đạo”, chẳng dính dáng gì tới nhiếp ảnh. Tốt nghiệp Trường Ðại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, anh về làm phóng viên   Báo ảnh Ðất Mũi. Rồi những ngày đi công tác cùng với các anh nhiếp ảnh, niềm đam mê ấy đã truyền qua anh lúc nào không hay và anh bắt đầu cầm máy. Anh nghĩ bụng, chụp, trước tiên là để phục vụ bài viết của mình nên anh cũng chẳng nao núng lắm.

Vậy mà không bao lâu anh nhận được giải Khuyến khích với tác phẩm “Ðến trường”. Rồi sau đó là hàng loạt giải lớn nhỏ, từ tỉnh cho tới Trung ương. Cũng có năm anh đoạt mấy giải liền.

Anh bảo, ngày xưa chụp ảnh khổ lắm. Ðâu phải như bây giờ: bấm cái rẹt là đưa lên xem ảnh xấu đẹp ra sao rồi. Hồi đó phải đem đi rửa mới coi được. Mà rửa thì tốn tiền dữ lắm. Nhưng cũng chỉ rửa 6x9 thôi, coi đâu đó đã. Cho nên mỗi lần có ai mua ảnh là mừng dữ lắm. Lời ít cũng bán, lời nhiều cũng bán, mà lỗ cũng bán luôn để được người ta phóng lớn lên cho mình coi chính tác phẩm của mình. Bởi giữa ảnh nhỏ với ảnh lớn khác xa một trời một vực nên ảnh nhỏ nhiều khi đâu biết chính xác đẹp xấu ra làm sao. Có lần anh nói, nhiều khi nhớ lại thấy tiếc. Hồi đó là phóng viên,  có thời gian rong ruổi khắp nơi, nhiều cảnh đẹp lắm mà đâu có máy “xịn” để chụp...

"NSNA Nguyễn Thanh Dũng có lợi thế hơn các đồng nghiệp khác là vừa sáng tác ảnh nghệ thuật, vừa tác nghiệp báo chí, nên tác phẩm mang hơi hướng cả 2 lĩnh vực. Trong năm qua, Thanh Dũng cũng có nhiều giải thưởng lớn. Anh từng đi Trường Sa, Nhà giàn DK1 nên có nhiều tác phẩm ở 2 nơi này đoạt giải thưởng", NSNA Trương Hoàng Thêm, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Cà Mau  nhận xét.

Anh có lối sống lạ lắm. Làm việc không biết bao nhiêu năm trời nhưng hiếm hoi mới thấy anh vào quán nhậu. Anh chỉ thích nhâm nhi vài ly rượu đế với những người thật thân. Chuyện uống cà phê của anh cũng làm cho người ta đau đầu. Mười mấy năm chỉ uống một quán và ngay trân cái bàn đó. Khi có khách ngồi là đi về không thèm uống. Sau này chủ quán biết nên không dọn bàn đó ra trước mà khi nào anh đến thì mới đem ra. Còn chuyện tiền cà phê thì cũng rắc rối. Chưa bao giờ tôi uống với anh tại quán đó mà trả tiền được. Bởi chủ quán không dám lấy. Anh uống rồi cứ đứng dậy về, chủ quán ghi bao nhiêu thì ghi, không cần biết. Lâu lâu anh quăn một cục tiền chủ quán tự tính, thiếu đủ gì mặc kệ.

Nghề nghiệp và tính tình là vậy, nhưng ít ai biết anh còn là người con hiếu thảo. Anh hay nhắc về mẹ. Anh nói, khi anh nằm trong bụng mẹ mới được 2 tháng thì cha đã hy sinh. Mẹ ở vậy một mình nuôi anh tới bây giờ. Năm 12 tuổi anh học Trường Công Nông 2 ở Cà Mau, mẹ thì làm tại Bạc Liêu. Xe cộ lúc đó rất khó đi, lâu lâu mới lên thăm mẹ 1 lần, nhiều khi nhớ đến thắt ruột thắt gan. Mà lần nào về xe đông nghẹt nên đâu được ngồi, đứng có khi tê cả chân vậy mà vui dữ lắm, vì biết chút xíu nữa là sẽ được gặp mẹ.

Anh nói, bây giờ thì được ở bên mẹ rồi, không có niềm vui nào bằng./.

Khởi Huỳnh

Phụ nữ & tình yêu cuộc sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2025, hội viên nữ, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trên toàn quốc gởi tác phẩm tham gia triển lãm Online. Với chủ đề Phụ nữ - Tình yêu cuộc sống, triển lãm năm nay quy tụ 217 tác phẩm của 73 tác giả, phong phú về đề tài, thể hiện sinh động cuộc sống ở các vùng, miền trong cả nước, từ Bắc đến Nam.

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Giao thoa giữa Nguyễn Ngọc Tư và triết lý Nietzsche

Giải thưởng "Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024" mà Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận được từ Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) khẳng định tài năng của chị, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Khơi mạch cảm xúc với ảnh in trên giấy dó

Bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh năm 1990 cùng máy ảnh phim Zenit, chuyển sang nhiếp ảnh nghệ thuật sau biến cố cuộc sống vào năm 2005, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hải Bình gầy dựng phong trào nhiếp ảnh trẻ ở TP Nha Trang vào năm 2012, thông qua diễn đàn anhsangdep.com. Năm 2015, anh tham gia thành lập Câu lạc bộ Ánh sáng đẹp, trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hoà.

Yêu mến quê sen

Dù làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thi công, tuy nhiên, sinh sống trên quê hương nông nghiệp, mỗi sớm lái xe đi làm, anh say sưa ngắm cảnh đẹp trên đường: bến nước, đồng lúa, dòng sông, đầm sen, làng hoa, vườn cây trái trĩu cành, những công trình mới... Lòng yêu mến quê thiết tha là nguồn cảm hứng dạt dào, tạo mạch cảm xúc mãnh liệt thôi thúc Trần Thành Trung hiện thực hoá mong ước ghi lại nhiều nhất có thể những góc nhìn đẹp, ấn tượng về xứ sở sen hồng Ðồng Tháp.

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề cương nội dung Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.

Nghệ sĩ - Người giữ giấc mộng đẹp cho công chúng

Ðã qua rồi những thành kiến: “Trồng trầu trồng lộn dây tiêu/Con theo hát bội mẹ liều con hư” hay “Xướng ca vô loại”, mà từ rất lâu, hình ảnh người nghệ sĩ chân chính luôn được công chúng trân trọng, nâng niu. Dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải khẳng định rằng: “Chính công chúng là người đón nhận, nuôi dưỡng tên tuổi của nghệ sĩ”. Ý thức được điều này, người nghệ sĩ phải nhớ: Cùng với việc giữ gìn ngọn lửa đam mê, khát khao cống hiến tài năng thì mình còn phải là “người giữ giấc mộng” cho công chúng.

AI VẼ LẠI ĐƯỜNG QUÊ

Ai vẽ lại đường quê Mà màu xi măng trải dài ngút mắt Có hàng cây xanh nghiêng che bóng mát Theo những vòng xe mỗi ngày em đi học Những khóm hoa ven đường cùng đón nắng ban mai …

“Say” cùng nhiếp ảnh

Chọn TP Hồ Chí Minh là nơi lập nghiệp, với Cao Thị Thanh Hà, nhiếp ảnh như cầu nối tri ân, thể hiện sự gắn bó, tình yêu lớn dành cho thành phố nơi chị sinh sống. Chị mê chụp và chụp rất nhiều về TP Hồ Chí Minh, vi vu phố phường, mưa - nắng, bình minh - hoàng hôn, đêm thành phố, những công trình mới, góc nhìn lạ...

Sắc riêng phố biển

Khi công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam hoàn tất, hành chính nước ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn (1836). Sử liệu trong địa bạ triều Nguyễn đã sớm nhắc tới những cửa sông, cửa biển trọng yếu của vùng đất Cà Mau như: Bồ Ðề, Tam Giang, Hiệp Phố (Bảy Háp) và Hoàng Giang. Hoàng Giang (tức Sông Ðốc ngày nay) không chỉ là cửa biển lớn, mà còn là 1 trong 3 chợ lớn nhất của tỉnh Hà Tiên rộng lớn ngày xưa.