ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:25:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề tay trái hái bạc triệu

Báo Cà Mau (CMO) Nhạy bén trong kinh doanh cộng với đôi bàn tay khéo léo, nhiều nghệ nhân trồng hoa kiểng đã thu nhập hàng trăm triệu đồng vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Điển hình là anh Trương Văn Nghĩa (38 tuổi, Ấp 5, xã Tân Thành, TP. Cà Mau), thành viên CLB hoa kiểng xã Tân Thành. Anh Nghĩa chuyên sưu tầm, tạo dáng hoa kiểng thành những hình thù đẹp mắt, tạo thành dáng cây “độc” với giá bán hàng chục triệu đồng mỗi cây.

Anh Nghĩa đang cắt tỉa hoa kiểng

Ban đầu, vườn cây hoa kiểng do ông Trương Văn Công (cha ruột của anh Nghĩa) tạo dựng. Đến khi tuổi cao, ông Công bàn giao vườn hoa cho con trai. Tiếp nối truyền thống gia đình, anh Nghĩa vừa học hỏi kinh nghiệm từ cha, vừa tham gia nhiều lớp học tạo dáng cây kiểng nhằm nâng cao tay nghề. Vốn có năng khiếu cộng với sự cần cù, chịu khó nên chỉ sau một thời gian ngắn, anh Nghĩa đã tạo được nhiều dáng cây với hình thù độc, lạ, đẹp mắt, được nhiều người yêu thích.

Anh Nghĩa cho biết, đây chỉ là nghề tay trái, nghề chính của anh là làm nông. Tranh thủ thời gian rảnh, anh chạy xe len lỏi vào những vùng nông thôn để săn tìm cây kiểng. Rồi anh mang về cắt, uốn tỉa thành những loại kiểng đẹp mắt, những dịp Tết đem ra chợ hoa xuân bán với giá gấp 4-5 lần so với giá mua ban đầu.

Hiện  trong vườn hoa kiểng của anh có gần 300 loại khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là mai và sanh.

 “Nghề nào cũng phải đam mê. Nghề này không khó nhưng đòi hỏi phải có cái nhìn từ lúc chọn mua cây kiểng. Để biến cây thô trở thành cây độc, lạ thì phải có khiếu nghệ thuật trong việc uốn nắn và tạo dáng. Đó là cả quá trình, đôi khi mất vài tháng trời ròng rã”, anh Nghĩa chia sẻ kinh nghiệm.

Không những thế, anh Nghĩa còn trồng hơn 300 chậu hoa vạn thọ để bán trong chợ hoa vào dịp Tết, với giá bán khoảng 35 ngàn đồng mỗi chậu. So với năm trước, năm nay hoa vạn thọ anh Nghĩa trồng được chọn giống chất lượng do Trung tâm dạy nghề TP Cà Mau cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật, hứa hẹn sẽ đạt chất lượng cao.

Ông Trần Thanh Xuyên, Chủ nhiệm CLB hoa kiểng phường Tân Thành, thông tin: “CLB hoa kiểng xã Tân Thành gồm 9 thành viên, anh Nghĩa là thành viên giỏi về kỹ thuật uốn tỉa nhất. Điều đáng quý ở anh Nghĩa là anh luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về hoa kiểng cho những người cùng đam mê với mình”.

Mặc dù trồng, sưu tầm và tạo dáng hoa kiểng chỉ là nghề tay trái, nhưng qua mỗi dịp Tết, anh Trương Văn Nghĩa đều thu nhập không dưới 150 triệu đồng. Hiện anh Nghĩa đã có cơ ngơi vững chắc và cuộc sống khá dư dã.

Bài và ảnh: Phùng Ngọc Trầm

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.