ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:36:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghĩ về đời sống tinh thần của thiếu nhi ở “thời không xa”

Báo Cà Mau Gọi là thời không xa, bởi đó chính là thời thơ ấu của chúng tôi, của lớp lớp anh chị và có xa hơn nữa thì của ông bà, cha mẹ chúng tôi vậy. Thời không xa ấy, ông bà, cha mẹ, anh chị và cả chúng tôi nữa, sống và sinh hoạt trong điều kiện còn quá nghèo nàn về vật chất. Ước mơ về bữa cơm no còn xa, huống chi là mơ về bữa cơm ngon…

Gọi là thời không xa, bởi đó chính là thời thơ ấu của chúng tôi, của lớp lớp anh chị và có xa hơn nữa thì của ông bà, cha mẹ chúng tôi vậy. Thời không xa ấy, ông bà, cha mẹ, anh chị và cả chúng tôi nữa, sống và sinh hoạt trong điều kiện còn quá nghèo nàn về vật chất. Ước mơ về bữa cơm no còn xa, huống chi là mơ về bữa cơm ngon…

Thế nhưng, tuổi thơ tôi thật hạnh phúc biết chừng nào khi chúng tôi có được đời sống tinh thần (rất dân dã thôi) vô cùng phong phú. Trong đó vui chơi là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong đời sống tinh thần trẻ thơ chúng tôi. Ðời sống tinh thần mà đặc biệt là các hoạt động vui chơi của chúng tôi thời đó rất đa dạng: ca hát, tham gia các trò chơi, làm đồ chơi, đánh trận giả… Tất cả đều được tổ chức trên tinh thần tự nguyện và không vụ lợi. Kết thúc cuộc chơi, trên gương mặt trẻ thơ hết thảy đều bộc lộ niềm vui sảng khoái.

Còn nhớ, xóm nhỏ của tôi hồi đó nằm ven sông. Tôi có một người anh con bác hơi nhỏ con nhưng rất thông minh, nhanh nhẹn nên thường được bọn trẻ trong xóm tôi bầu làm thủ lĩnh các cuộc chơi. Là thủ lĩnh, cho nên ông anh tôi thường là người khởi xướng các cuộc chơi. Khi đi chăn trâu hay cắt cỏ, ông anh tôi thường quan sát để tìm sân chơi. Khi thì dưới vườn cây, hay bãi đất trống, khi ở khúc sông, mặt nước ao hồ, gốc cây cổ thụ… Tuỳ theo địa điểm mà chọn thời gian chơi và trò chơi. Thường là chúng tôi chơi khi đi chăn trâu, cắt cỏ, đi tắm hay vào những đêm trăng sáng.

Chúng tôi chơi những trò chơi hát như hát ru, hát gọi, hát kể;  có những trò chơi có luật lệ hẳn hoi, luật lệ có khi là do nhóm chơi quy định; hoặc những trò chơi diễn xướng hay trò chơi sáng tạo. Phần lớn, những trò chơi trẻ thơ chúng tôi không hạn chế số lượng hay phân biệt trai, gái tham gia. Tuy nhiên, cũng có lúc nhóm trai tách ra để chơi những trò chơi “mạnh” như làm đình, chùa, nặn bụt, tập trận giả, đá cầu, chơi cờ tướng, cờ hùm, kéo co, đá bóng, đi cà kheo … Còn tụi bạn gái tụm năm, tụm ba cùng chơi các trò chơi đố vui, hát đồng dao, hát vè, hát ru, chồng nụ chồng hoa, chi chi chành chành, rồng rắn lên mây, thả cá mè đè cá chép…

Còn bây giờ, tôi rất tiếc là những sinh hoạt trong đời sống văn hoá tinh thần như vậy đang dần mất đi. Viết bài này, ngoài ý muốn nói lên đời sống tinh thần của tuổi thơ thuở ấy, chúng tôi còn muốn nêu lên một vài trò chơi dân dã, vui nhộn để nhằm khôi phục lại đời sống tinh thần mang nhiều yếu tố văn hoá cổ truyền và dựng lên bức tranh đầy đủ về thế giới tâm hồn trẻ thơ, tạo nên trí tưởng tượng phong phú, tính trung thực, tính kỷ luật và tính tập thể cho trẻ thơ. Không những thế, thông qua các trò chơi dân gian này, các em có điều kiện làm phong phú thêm vốn từ vựng của mình bởi những thuật ngữ, những tên gọi mà các em dùng trong cuộc chơi.

Trong trò chơi “Thả đỉa ba ba”, các em sẽ biết thêm bài đồng dao: “Thả đỉa ba ba/ Chớ bắt đàn bà/ Phải tội đàn ông/ Cơm trắng như bông/ Gạo rồng như suối/ Ðổ mắm đổ muối/ Ðổ muỗng hạt tiêu/ Ðổ niêu cứt gà/ Ðổ phải nhà nào/ Nhà ấy phải chịu tội làm đỉa”. Với trò chơi này, một số nơi ở quê tôi còn hát rằng: “Thả đỉa ba ba/ Chớ chạy vào nhà/ Ðổ vỡ lung tung/ Chớ vào vườn ông/ Giẫm lên rau đậu/ Chớ leo qua dậu/ Nhảy vội đau chân/ Chúng ta ra sân/ Mà chơi thả đỉa”.

Lắng trong tôi cho đến bây giờ vẫn là những khúc hát đồng dao, hát ru, hát vè, đố vui kèm với các hoạt động vui chơi. Trò chơi “Nu na nu nống” được bắt đầu bằng bài đồng dao: “Nu na nu nống/ Cái bống nằm trong/ Con ong nằm ngoài/ Củ khoai kiện bụt/ Bụt ngồi bụt khóc/ Con cóc nhảy ra/ Con gà ứ ự/ Cụ bà thổi xôi/ Ông tôi nấu chè/ Tè he cóc dụt”. Người tham dự trò chơi đều duỗi chân ra, người thủ lĩnh vừa hát, vừa đập vào chân từng người sau mỗi chữ. Chữ “dụt” vào chân ai thì người đó phải nhảy lò cò quanh nhà.

Hay còn mãi trong tôi trò chơi kèm theo lời hát ru. Ðây là một hình thức vừa thực hiện công việc ru em, vừa là thú vui không thể thiếu. Không có em, các em lấy gối, lấy ghế con làm “em” và nằm võng hát ru. Ðây thường là những bài lục bát có nội dung ngộ nghĩnh nói về các con vật, hay về những tấm gương yêu nước trong lịch sử, như: “Con kiến mà leo cành đa/ Leo phải cành cộc leo ra leo vào …” (về loài vật); hay: “Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quân nhẹ bước chinh yên/ Ðuổi ngay Tô Ðịnh, dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục hai là Bá Vương” (về nhân vật lịch sử)…

Và đố vui cũng là một hoạt động vui chơi mang tính trí tuệ mà trẻ đặc biệt yêu thích. Ðó thường là những câu nói vần 4 chữ, 5 chữ, lục bát rất ngắn gọn. Trong hoạt động vui chơi, trẻ em thường mang những câu đố vui ra đố nhau: “Con gì có lưỡi không tai/ Cái lưng cái lưỡi lại dài bằng thân/ Ngày giỗ ngày Tết càng gần” (Con dao); hay “Áo đơn áo kép/ Ðứng nép bờ ao” (Cây chuối)…

Thiết nghĩ, nói về đời sống tinh thần của trẻ em một thời chưa xa như trên để lần nữa giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc tìm kiếm, gìn giữ và phát huy những cái gì được coi là tinh hoa, là bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Xin hãy đừng đánh mất nó đi !./.

Nguyễn Thị Thọ

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.