ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 07:55:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người cao tuổi sống hay, làm giỏi

Báo Cà Mau Thời gian qua, Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Năm Căn phối hợp với các cơ sở hội tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia phong trào thi đua "NCT làm kinh tế giỏi” với phương châm hội viên còn sức khoẻ thì trực tiếp tham gia sản xuất, hội viên sức khoẻ yếu thì hướng dẫn con cháu về kinh nghiệm để phát triển kinh tế. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả.

Lâm Hải có 1.068 NCT, qua thống kê, có trên 400 hộ NCT có đất sản xuất. Ngoài nuôi tôm dưới tán rừng, kết hợp nuôi cua, sò, nuôi tôm siêu thâm canh..., một số hộ còn tận dụng đất bờ vuông để trồng các loại rau màu ngắn ngày và các loại cây ăn trái phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mang lại thu nhập khá.

Mô hình trồng khóm trên bờ vuông của NCT xã Lâm Hải.

Ồng Lê Hữu Chánh, Chủ tịch Hội NCT xã Lâm Hải, thông tin: “Từ các mô hình sản xuất, nhiều hộ NCT có mức lợi nhuận từ 30-100 triệu đồng/năm. Hộ có thu nhập khá từ trên 100-200 triệu đồng; cá biệt có hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thu nhập từ 400-600 triệu đồng. Kết quả này đã chứng minh ngoài ý chí, nghị lực, NCT còn có nhiều kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả trong phát triển kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”.

Qua thống kê, giai đoạn 2018-2023, huyện Năm Căn có 199 NCT tiêu biểu trong sản xuất với thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 3 tỷ đồng. Các mô hình phổ biến như: nuôi tôm nước tĩnh kết hợp cho ăn cám gạo; nuôi tôm siêu thâm canh; nuôi tôm, cua, sò huyết kết hợp; kinh doanh vật liệu xây dựng; sản xuất bánh phồng tôm... Thông qua những mô hình này, NCT của huyện không chỉ phát triển kinh tế gia đình, góp phần giải quyết việc làm mà còn cùng với chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo và đóng góp tích cực vào phong trào an sinh xã hội, xây dựng NTM, đô thị văn minh của huyện.

Ông Hoàng Mạnh, ấp Ông Chừng, xã Ðất Mới, cho biết: “Gia đình tôi thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh cải tiến, xử lý bằng cám gạo được 9 năm. Ðây là mô hình đơn giản, từ khâu cải tạo vuông tôm, thuốc cá, quản lý nước, cho ăn bằng cám gạo nhưng hiệu quả cao. Nếu như trước đây, với diện tích 10 ha, mỗi năm gia đình tôi thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng, thì hiện tại với với mô hình này, gia đình tôi thu nhập từ 400-500 triệu đồng”.

Ông Hoàng Mạnh, hội viên Hội NCT xã Ðất Mới thành công với mô hình nuôi tôm nước tĩnh.

Ông Mã Ðộc Lập, Trưởng ban Ðại diện NCT huyện Năm Căn, nhận định: “Phong trào NCT sản xuất, kinh doanh giỏi đã được phát triển và nhân rộng khắp các lĩnh vực, từ đó xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, cho thu nhập cao. NCT đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng cùng với chính quyền các địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, đô thị văn minh. Từ đó, phát huy được phong trào "Tuổi cao gương sáng”, “Tuổi cao chí càng cao”, nêu gương sáng cho con cháu noi theo”.

"Thời gian tới, các ban, ngành chuyên môn của huyện cần hỗ trợ Hội NCT mở các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Ðồng thời, hỗ trợ kinh phí cho Ban đại diện tổ chức tham quan, học hỏi các mô hình trình diễn sản xuất và hỗ trợ vốn sản xuất từ các nguồn vốn chính sách cho các gia đình NCT có nhu cầu. Ngoài ra, các cấp hội NCT của huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ việc nêu gương NCT, đặc biệt là trong lao động, sản xuất kinh doanh”, ông Võ Văn Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Năm Căn, nhấn mạnh./.

 

Quốc Sáng

 

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.