ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 19:16:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

Báo Cà Mau “Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

38 năm trong ngành giáo dục cũng là 38 năm gắn bó với nhóm trẻ, cô giáo Ðặng Xuân Lan luôn hết lòng thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ các cháu. Bằng tất cả tình yêu thương của người chị, người mẹ rồi người bà, cô đã vượt lên tất cả khó khăn, thiếu thốn để gắn bó với nhiều thế hệ trẻ khi các cháu mới chập chững làm quen với mái trường mầm non.

Hình ảnh thân thương này sẽ còn đọng mãi, những người mẹ hiền dịu bên những thiên thần. Ảnh: MỌNG CẦM

Hình ảnh thân thương này sẽ còn đọng mãi, những người mẹ hiền dịu bên những thiên thần. Ảnh: MỌNG CẦM

18 tuổi cô đã vào nghề, lúc đó, học xong lớp 9 là đã đủ điều kiện. Năm 1986, vừa mới mở cửa, kinh tế đất nước còn khó khăn, rồi những năm tiếp theo, ngành giáo dục, nhất là hệ mầm non còn thiếu thốn mọi thứ. Mấy chục đồng bạc lương của giáo viên mầm non không đủ nuôi sống bản thân, nhiều bạn bè đồng trang lứa của cô vì mưu sinh đành bỏ nghề. Với lòng yêu nghề, mến trẻ và sự động viên của gia đình, nhất là người cha từng làm thầy giáo, cô quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức. Cô thường nói đùa với bạn bè thời đó: "Giáo viên mầm non cái gì cũng thiếu nhưng chỉ có một món là dư dả... Ðó là ngày nào cũng được các cháu đãi... vài bãi". 

Những năm 1980 làm gì có tã, có bao tay như bây giờ, đa số học trò lại nghèo nên mọi thứ cô giáo đều phải “xử” bằng đôi bàn tay của mình. Ðiều đặc biệt với cô giáo Lan là, từ ngày vào ngành đến nay, cô luôn phụ trách nhóm trẻ từ 24-36 tháng tuổi. Lúc mới vào nghề cô công tác tại Trường Mầm non thị trấn Cái Nước, đến tháng 8/2011 cô xin chuyển về Trường Mầm non Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, ở trường nào cô cũng được phân công phụ trách nhóm trẻ. 38 năm ròng rã, cô chăm sóc không biết bao nhiêu thế hệ trẻ thuộc nhóm mầm non từ 24-36 tháng tuổi, chuyện các cháu tè, ị dù có tã hay không cô vẫn vui vẻ xử lý. Ðiều đáng nói là cô chưa bao giờ dùng bao tay, vì cô cho rằng, sử dụng bao tay tuy tiện lợi nhưng có khi vô ý sẽ làm cháu bị đau, hoặc không sạch ở những vùng kín, nhất là bé gái. Và, cô luôn giữ thói quen ấy cho đến tận bây giờ. Cô nhớ lại, có lúc 6 bé đại tiện một lượt, cô giáo dạy cùng lại mới ra trường, từ nhỏ đến khi đi dạy chưa nhìn thấy cảnh tượng này, cô sẵn sàng “cân” hết. Cô nghĩ, cùng dạy chung thì phải san sẻ, giúp đỡ nhau không nên tỵ nạnh, nhất là đối với các em, các cháu mới vào nghề, mình là thế hệ trước phải truyền lửa cho đàn em, đàn cháu. Cô giáo Trịnh Mọng Cầm cho biết, năm đầu vào nghề, được phân công phụ trách nhóm trẻ cùng cô giáo Lan, thấy các cháu bé quá, đầu năm vào lớp hầu hết các cháu đều khóc ngằn ngặt, rồi tiểu tiện liên miên, phải bồng bế dỗ dành, rồi còn phải làm vệ sinh lúc các cháu tiểu tiện, đại tiện... nhờ có sự giúp đỡ của cô Lan cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm chăm sóc các cháu mà cô đã vững vàng vượt qua, nay trở thành một trong những giáo viên năng nổ của trường.

Các cháu làm nũng với cô. Ảnh: MỌNG CẦM

Các cháu làm nũng với cô. Ảnh: MỌNG CẦM

Giáo viên mầm non đã cực, mà phụ trách nhóm trẻ còn cực hơn nhiều. Là trường nông thôn nên cả trẻ tự kỷ hay tăng động đều phải nhận không được từ chối, các cháu cá biệt cần phải có cách dạy riêng, phải được sự thông cảm, phối hợp thật tốt với phụ huynh nhưng đây là điều rất khó... Nhiều cháu còn nhỏ nhưng đã nghiện điện thoại nặng nên khi vào lớp không chịu nghe lời cô, nằm lăn ra, đập đầu xuống đất đòi điện thoại, hoặc cào cấu bạn, cô phải lấy thân mình ra che chắn để cháu không bị đau. Cô Lan chia sẻ, khó nhất không phải là khâu chăm sóc trẻ mà là làm thế nào để phụ huynh hiểu, chủ động phối hợp tốt cùng cô trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ. Bằng trách nhiệm cao và tình yêu thương của mình, cô Lan không chỉ chăm sóc tốt cho các cháu mà còn giúp nhiều phụ huynh nhận ra được những trường hợp đặc biệt của trẻ để phối hợp với giáo viên và nhà trường chăm sóc tốt cho các cháu, vì vậy, cô luôn được phụ huynh tin tưởng, còn các cháu thì luôn quấn quýt bên cô, đòi được cô bồng ẵm, dỗ dành. 

Với lòng yêu nghề, không ngừng học tập nên cô có trình độ chuyên môn vững vàng, tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, nhất là tự làm đồ dùng dạy học. Các tiết thao giảng của cô đều đạt giỏi, năm nào cô cũng hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ. Mỗi lần thi giáo viên giỏi vòng trường cô đều đạt, 3 lần đạt giáo viên giỏi vòng huyện. Quá trình công tác cô Lan được tặng nhiều giấy khen của UBND huyện, 2 bằng khen của Sở Giáo dục - Ðào tạo và UBND tỉnh. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2008, cô vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Không chỉ giỏi việc trường, trong gia đình cô luôn là người vợ đảm đang, người mẹ hiền dịu, hết lòng yêu chồng, thương con, cùng chồng xây dựng nên một gia đình ấm no, hạnh phúc, cậu con trai duy nhất của cô đã tốt nghiệp đại học và đang công tác tại tỉnh nhà. Ðối với cha mẹ, thân tộc hai bên, vợ chồng cô luôn là tấm gương hiếu thảo, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.  

Cô Võ Hồng Quởn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạnh Phú, nhận xét: "Cô Lan rất tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao với công việc, luôn hoà đồng và đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp, thẳng thắn đóng góp xây dựng dù với Ban Giám hiệu hay bạn đồng nghiệp. Cô có công rất lớn trong việc xây dựng Trường Mầm non Thạnh Phú đạt chuẩn quốc gia, cô luôn được đồng nghiệp quý mến, phụ huynh tin tưởng, là tấm gương tiêu biểu của trường./.

 

Huyền Linh

 

Dìu dắt trẻ khuyết tật trưởng thành

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh Cà Mau (Trung tâm), ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhiều năm qua trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh có con em bị khuyết tật bẩm sinh, là ngôi nhà chung của trẻ em khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ trên địa bàn tỉnh. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, giáo dục các em khuyết tật từ 3-22 tuổi, theo học từ mẫu giáo đến lớp 12.

Chịu quan sát, thay đổi tư duy

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đoạt 4 giải tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp thành phố, với những giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao đến từ chính nỗ lực quan sát, học hỏi của các em.

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho 200 học sinh Cà Mau khó khăn

Sáng ngày 17/12, tại hội trường Huyện uỷ U Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức trao học bổng “Gieo mầm tri thức” cho 180 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích khá, giỏi tại huyện; mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, gồm xe đạp và dụng cụ học tập.

Thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh

Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, Trường Mẫu giáo Sen Hồng, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, đã chủ động thực hiện nhiều phong trào góp phần quan trọng trong hoàn thiện phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ ngay từ bậc học mầm non.

Chìa khoá giảm bạo lực học đường

Nhiều trường học đã thay đổi cách dạy, cách tiếp cận học sinh, tạo môi trường giáo dục thân thiện, mở ra không gian học tập hạnh phúc để tạo sự thoải mái, vui vẻ cho học sinh.

Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo

Nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về chủ quyền biển đảo, sáng nay (3/12), Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin, Huyện đoàn U Minh tổ chức ngoại khoá cho đoàn viên, học sinh kết hợp triển lãm tư liệu, hình ảnh chủ đề “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam”.

Người truyền lửa đam mê môn Lịch sử

Hơn 10 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hồ Hải Ðăng (34 tuổi), Trường THPT Cà Mau (TP Cà Mau), là người truyền cảm hứng, truyền lửa tình yêu môn Lịch sử, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh.

Phổ biến kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên

Tỉnh Cà Mau là địa phương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, điều này mang lại lợi thế cho phát triển kinh tế thuỷ sản, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn đuối nước, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhiều gia đình sống gần sông, kênh mương, nhưng điều kiện học bơi và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước còn hạn chế.

Cây vú sữa trong trường học

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc, đồng bào miền Nam chiến đấu ác liệt với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Tại Cà Mau, dù chịu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng người dân vẫn luôn hướng về Ðảng và Bác Hồ kính yêu. Cây vú sữa trong vườn Bác đã trở thành biểu tượng về tấm lòng của Bác luôn nhớ tới đồng bào miền Nam ruột thịt phải chịu nỗi đau chia cắt đất nước.

Cô giáo yêu nghề, mến trẻ

Nhiệt huyết với nghề, mến trẻ và luôn phấn đấu trong giảng dạy, cô giáo trẻ Bùi Hồng Thích, giáo viên Trường Mầm non Hoạ Mi, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.