ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 22:05:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người phụ nữ dân tộc Khmer giỏi giang

Báo Cà Mau (CMO) Vượt qua hoàn cảnh, vươn lên làm giàu chính đáng là việc làm không đơn giản, nhưng chị Trần Kim Ðồng (44 tuổi, dân tộc Khmer, hội viên Chi hội Phụ nữ Ấp 5, xã Hiệp Tùng) đã làm được điều đó.

Chị Trần Kim Ðồng thực hiện tốt phong trào “5 không, 3 sạch”  do các cấp Hội LHPN phát động.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ở ấp Tân Ðiền B, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, năm 1999 chị Ðồng lập gia đình. Do hoàn cảnh hai bên khó khăn, đông anh em nên chỉ 7 tháng sau khi cưới, vợ chồng chị vay mượn tiền của họ hàng, thân tộc mua được 2 ha đất nuôi thuỷ sản tại Ấp 5, xã Hiệp Tùng bắt đầu cuộc sống riêng. Nói là đất nuôi thuỷ sản, nhưng toàn bờ và cây rừng, chỉ có 2 con kênh vừa nhỏ vừa cạn, nên việc nuôi tôm thất bát quanh năm, cuộc sống có lúc bế tắc.

Những năm 2000, 2001 là thời điểm khó khăn nhất khi hai đứa con của chị lần lượt ra đời. Không đầu hàng số phận, vợ chồng chị ra sức khai phá, nạo vét kênh mương, dần dần mở rộng diện tích mặt nước để nuôi tôm, mặt khác bồi đắp bờ bao để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt cải thiện cuộc sống.

Ðất không phụ lòng người, bắt đầu những năm 2006, 2007, kinh tế gia đình chị Ðồng bắt đầu khởi sắc, bình quân mỗi tháng thu nhập từ 5-10 triệu đồng từ nuôi tôm. Ðây là nguồn thu khá cao ở thời điểm đó. Liên tục trúng nhiều vụ tôm, chẳng những có tiền trả nợ, vợ chồng chị còn mua thêm đất sản xuất. Hiện gia đình có trên 9 ha đất nuôi thuỷ sản, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, vào chính vụ thu nhập lên tới 40-50 triệu đồng/tháng.

Cuộc sống dư dả, song người phụ nữ dân tộc Khmer giỏi giang Trần Kim Ðồng vẫn không ngừng lao động. Ngoài nuôi tôm, hàng ngày chị đặt rượu, nuôi heo giống, gà vịt, trồng trọt quanh nhà, không chỉ cải thiện bữa ăn mà mỗi năm thu nhập thêm từ 50-60 triệu đồng. Hai con của chị, một đang học năm 2 Ðại học Y Dược ở Cần Thơ, một đang học lớp 7 Trường THCS xã Hiệp Tùng.

Ðiều ít ai ngờ, đó là cơ ngơi hoành tráng với diện tích khoảng 100 m2, trị giá trên 1 tỷ đồng của gia đình, do vợ chồng chị tự bỏ công sức làm cả chục tháng trời, vừa mới đưa vào sử dụng. “Vừa nhà trước, nhà sau, vợ chồng làm 9 tháng đúng. Chỉ mướn thợ sơn mấy cây cột trước cửa cho đẹp và tô hai bên vách tường, chi gần 40 triệu đồng, còn lại tự làm hết”, chị Ðồng cho biết.

Không chỉ giỏi giang việc gia đình, với vai trò hội viên phụ nữ, chị Ðồng hưởng ứng nhiệt tình các phong trào do các cấp hội phát động. “Chị Trần Kim Ðồng luôn suy nghĩ phải vươn lên, phát triển cuộc sống gia đình bằng chính sức lao động. Ðối với công tác hội, chị tham gia tích cực, năng nổ, sẵn lòng chia sẻ nếu chị em có nhu cầu”, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 5 Phạm Thị Liễu tấm tắc.

Nhờ giỏi giang, chịu khó, người phụ nữ dân tộc Khmer Trần Kim Ðồng đã thành công trong cuộc sống, trở thành một trong những nhân tố sáng của Chi hội Phụ nữ Ấp 5, xã Hiệp Tùng. Ðây thật sự là tấm gương điển hình phụ nữ vượt khó, xứng đáng được tôn vinh, nhân rộng./.

 

Công Tố

 

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.