ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-1-25 14:36:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhận chìm tàu giặc trên sông nước Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Những năm 1948, phong trào cách mạng lên cao. Cà Mau có những chiến thắng lớn: Vàm Ðình, Mương Ðiều, Nhị Nguyệt, Rạch Muỗi, Gò Muồng, tin vui vang dội trong nước và cả thế giới.

Ðiểm độc đáo và nổi bật nhất trong kháng chiến chống Pháp là Cà Mau có lợi thế đánh tàu giặc trên sông quê hương. Nối chí truyền thống Bạch Ðằng năm xưa, với nhiều công trình đắp cảng trên sông ngăn đón giặc. Có thể điểm lại các trận đánh tàu của lực lượng địa phương trong tỉnh:

Năm 1946, tổ thuỷ lôi đầu tiên do đồng chí Huỳnh Ngọc Ðiệp khởi xướng với sự chỉ đạo của Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bạc Liêu Tào Văn Tỵ, trục vớt quả thuỷ lôi của Nhật thả trôi trên biển (từ Thế chiến thứ 2) đem về cải biên. Ðầu tháng 11/1946, quả thuỷ lôi này đánh thủng tàu Hăng-ri của Pháp trên một con sông ở Cái Nước. Ngày 7/11/1946, tại sông Mây Dốc (Vàm Ðình, Cái Nước) lần thứ 2 đánh chìm một tàu, cũng bằng lối đánh này, ta thu hơn 100 súng các loại.

Ngày 18/5/1947, tại Mương Ðiều, các chiến sĩ săn tàu chiến đấu oanh liệt, đánh chìm tại chỗ tàu Lo-ta-năng. Hàng ngàn cán bộ và Nhân dân Cà Mau đắp cảng 2 đầu tát cạn lòng sông Mương Ðiều, thu toàn bộ vũ khí, có 3 khẩu trọng liên 13 li 2, 2 khẩu 12 li 7, cùng nhiều tiểu liên, súng trường và đạn dược khác. Từ đầu những năm 1950 đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, cùng với các chiến trường trong cả nước, quân dân Cà Mau liên tiếp giành nhiều thắng lợi lớn.

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước ta tạm chia cắt làm 2 miền. Cửa sông Ông Ðốc là một trong những bến tập kết lớn, có biết bao cán bộ, chiến sĩ và con em Cà Mau nói riêng, Nam Bộ nói chung tập kết ra Bắc từ cửa sông thân yêu này. Có thể nói, từ cuối năm 1954-1955, cửa biển sông Ông Ðốc là điểm nối giữa mũi Cà Mau với miền Bắc, với Thủ đô Hà Nội, với Bác Hồ…

Sau năm 1954, mục tiêu và ý đồ của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ chống lại thế tiến công cách mạng miền Nam, của phong trào giải phóng dân tộc… Thực hiện mục tiêu ấy, Mỹ nguỵ điên cuồng đánh phá cách mạng bằng mọi hình thức: phong trào tự vệ hương thôn, hội đồng hương chính, tát nước bắt cá, Luật 10/59, khu trù mật, nhà tù, lừa bịp, xảo trá, gây biết bao đau thương tang tóc cho đồng bào ta, làm thiệt hại không ít những cơ sở cách mạng.

Cà Mau căn cứ địa là nơi đầu não, dự trữ lương thực cách mạng. Dự tính trước, ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Tỉnh uỷ chủ trương giữ lại toàn bộ công binh xưởng của tỉnh và hơn 2.000 khẩu súng các loại, cất giấu tận rừng sâu, đề phòng giặc phản bội Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Lực lượng cách mạng, lực lượng quân đội ta không ngừng lớn lên. Từ 1 tiểu đội, trung đội rồi đại đội phát triển tiểu đoàn, đầu tiên là U Minh được thành lập năm 1960. Từ vũ khí thô sơ, phối hợp với phong trào cách mạng quần chúng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ðảng bộ tỉnh. Các lực lượng vũ trang liên tục tấn công địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt. Phá rã nhiều khu trù mật, dinh điền, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân của giặc. Tiểu đoàn Ngô Văn Sở đã lập công xuất sắc trong trận đánh Bến Dựa, diệt tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến nguỵ, bắt sống 50 tên, thu 120  súng các loại. Ðây là trận đánh mở màn cho chiến thuật đánh tàu giặc trên sông của lực lượng vũ trang Nhân dân Cà Mau anh hùng.

Ðầu năm 1960, một lực lượng vũ trang dùng thuyền vượt biển ra Hòn Khoai, vận dụng cách đánh “hoá trang kỳ tập” diệt gọn một đại đội, bắt sống trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự, giải phóng đảo Hòn Khoai cách đất liền khoảng 20 cây số.

9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) quân, dân Cà Mau chiến đấu ngoan cường, đánh địch 16.292 trận (trong đó đánh tàu giặc trên sông 171 trận, đánh xe 335 trận lớn nhỏ, đánh máy bay giặc 255 trận).

Ngày 18/12/1970, du kích U Minh dùng vũ khí tự tạo đánh chìm tàu “mặt dựng” tại ngọn sông Cái Tàu, trong lúc địch đang yểm trợ cho bộ binh đánh phá vùng này. Ảnh tư liệu: VÕ AN KHÁNH

Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tính từ năm 1960-1975, 15 năm chiến đấu gian khổ, quân, dân Cà Mau làm nên biết bao kỳ tích liệt oanh. Hơn 600 ngày và đêm của những năm 1970, 1971, quân dân Cà Mau đánh hỏng, chìm, cháy 258 tàu chiến Mỹ, có tiểu pháo hạm. Số tàu bị đánh chìm nhiều nhất trên sông Cửa Lớn. Hàng ngàn quân lính Mỹ bị nước cuốn đưa ra biển, làm mồi cho tôm cá./.

Tháng 6/2021

 

Nguyễn Hiệp

 

Mùi Tết của má

Hăm tám Tết, Nhiên phi như bay từ Sài Gòn về nhà, sau hồi bịn rịn cho có với mấy đứa bạn cùng trọ, cùng “bị” về quê trễ như mình.

Về quê với má

(CMO) Mấy năm dịch giã bó gối, chồn chân, vợ chồng tôi quyết định Tết năm nay làm một chuyến du xuân đổi gió cho đã thèm. Tất nhiên, tụi nhỏ cũng giơ hết tay chân đồng ý. Ðịa điểm, lịch trình, thuê xe, kinh phí chuẩn bị sẵn sàng. Tôi và vợ điện thoại về quê cho nội, ngoại hay. Thế là háo hức lên đường.

Bên hồ đá trong xanh

Tạm biệt Sài Gòn

Còn chồi sẽ lên cây...

Ðám cưới phòng 13

Trường xưa

Phục tùng mệnh lệnh

Duyên phận

Sài Gòn mùa yêu thương