Thời gian qua, diện tích đưa màu xuống ruộng của người dân huyện Trần Văn Thời không ổn định do phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Riêng mô hình trồng đậu xanh tại ấp Cơi 5A, Cơi 5B, Cơi 4, Ðá Bạc A (xã Khánh Bình Tây) và một số ấp của xã Khánh Hưng như Nhà Máy C, Kinh Ðứng B và mô hình trồng các loại bầu, bí, dưa tại một số ấp của xã Trần Hợi là một trong những mô hình bền vững của huyện trong nhiều năm qua.
Thời gian qua, diện tích đưa màu xuống ruộng của người dân huyện Trần Văn Thời không ổn định do phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Riêng mô hình trồng đậu xanh tại ấp Cơi 5A, Cơi 5B, Cơi 4, Ðá Bạc A (xã Khánh Bình Tây) và một số ấp của xã Khánh Hưng như Nhà Máy C, Kinh Ðứng B và mô hình trồng các loại bầu, bí, dưa tại một số ấp của xã Trần Hợi là một trong những mô hình bền vững của huyện trong nhiều năm qua.
Lúa - đậu xanh là mô hình đạt hiệu quả cao nhất, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các ngành, các cấp và được Nhân dân đồng thuận cao, lợi ích của mô hình đem lại hơn 1 vụ lúa.
Lúa - rau màu các loại (cà chua, dưa leo, khổ qua, bí rợ, bí đao…) giúp nông dân có thêm thu nhập khá cao. Bà con nông dân ở các xã vùng ngọt có địa hình đất đai thấp hơn, sản lượng hằng năm cung cấp khá lớn cho huyện nhà và các huyện lân cận. Mô hình này bà con nông dân cũng trồng theo kiểu truyền thống rải rác, trình độ thâm canh chưa cao.
Mô hình trồng lúa - hoa màu kết hợp của bà con nông dân ấp 3, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời |
Việc đưa màu xuống ruộng trên địa bàn huyện Trần Văn Thời được Huyện uỷ, HÐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời; Phòng NN&PTNT thường xuyên phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh triển khai nhiều mô hình rau màu các loại, được Nhân dân đồng thuận rất cao. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình, đất đai không đồng đều (vùng trũng, vùng gò…). Trình độ canh tác của người dân không đồng đều, kinh nghiệm sản xuất đưa màu xuống ruộng của người dân còn thấp, người dân thiếu vốn sản xuất. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích đưa màu xuống ruộng gặp rất nhiều khó khăn.
Một số giải pháp
Ðộc canh cây lúa liên tục trong nhiều năm đã bộc lộ những yếu điểm như: đất đai ngày càng bị suy kiệt, kém màu mỡ, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm dần...
Vì thế, xoá độc canh cây lúa là vấn đề bức thiết. Ðó không chỉ vì khía cạnh kinh tế, môi trường mà còn vì xã hội. Ðể sản xuất bền vững, giải pháp phải thực hiện là chuyển đổi cơ cấu. Trong các mô hình chuyển đổi thì luân canh lúa với cây màu đã và đang được các cấp, các ngành của huyện vận động Nhân dân thực hiện. Ðể mô hình này có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất bền vững trong thời gian tới, Phòng NN& PTNT huyện đề ra và triển khai một số giải pháp như: tiếp tục phối hợp cùng các ngành, đoàn thể của huyện, nhất là Hội Nông dân tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ nông dân về hiệu quả của việc đưa cây màu xuống ruộng ở các vùng đất có điều kiện, để người dân thấy được hiệu quả của việc đưa màu xuống ruộng và mạnh dạn thực hiện.
Bên cạnh phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác cho người dân, xây dựng các mô hình điểm để người dân tham quan học hỏi, rút kinh nghiệm và nhân rộng. Thực hiện tốt công tác khuyến nông để chuyển giao cho nông dân kỹ thuật canh tác, giống và những mô hình luân canh hiệu quả. Ðồng thời, đề xuất cấp tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi các nơi có điều kiện đưa màu xuống ruộng để đáp ứng điều kiện sản xuất của người dân và mở rộng diện tích trong thời gian tới. Tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Ðề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020" trên địa bàn huyện nhà. Chú trọng trồng màu tập trung có trình độ thâm canh cao.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện triển khai thực hiện các chính sách chuyển đổi mô hình sản xuất, trước mắt là Quyết định 580/QÐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tại vùng ÐBSCL
Ks Duy Quốc Tuấn