ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 09:29:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Báo Cà Mau Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Cầu Hiền Lương (nhìn từ bờ Bắc), nơi chia cắt hai miền Nam - Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ảnh: THANH CHI

Cầu Hiền Lương (nhìn từ bờ Bắc), nơi chia cắt hai miền Nam - Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ảnh: THANH CHI

Những chén cháo nghĩa tình

Quá trình gặp gỡ nhân chứng, tìm hiểu tư liệu viết bài tập kết, tôi tiếp cận được những trang hồi ức đầy xúc động của ông Phan Văn Tạng (từ Bảo tàng tỉnh Cà Mau). Ông Phan Văn Tạng quê ở ấp Kiến Vàng, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân. Năm 1954, ông là bộ đội (thuộc Ðại đội 680, Tiểu đoàn 412, Phân liên khu miền Tây Nam Bộ) tập kết ra Bắc. Từ năm 1960-1966, ông làm việc tại Bảo tàng Quân đội. Năm 1975, ông chuyển công tác về Cà Mau. Giai đoạn 1980-1990, ông giữ chức vụ Giám đốc Bảo tàng tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau, Bạc Liêu). Ông mất năm 2022.

Trong mấy chục trang hồi ức viết tay, có nhiều đoạn kể về những ân tình trên đất Bắc, xin được trích ra đây: “... Ngày thứ năm đến bến Sầm Sơn, tàu lớn, bãi cạn không cập bến được nên phải đậu cách khoảng 1 km. Tuy xa nhưng chúng tôi vẫn thấy rõ trên bờ không khí náo nhiệt, trống rung cờ mở, tiếng hô khẩu hiệu âm vang, lan toả trên mặt sóng biển. Những chiếc thuyền của ngư dân vun vút lao ra đón chúng tôi. Các đồng chí thuỷ thủ tàu Ba Lan thả thang dây cho chúng tôi xuống thuyền”.

Sau khi đến bến, nghỉ lại lán trại vài ngày, đơn vị bắt đầu hành quân vào thị xã Thanh Hoá. Tình cảm người dân nơi này để lại ấn tượng đẹp trong ông: “Ðảng uỷ và đồng bào đón chúng tôi hết sức nồng nhiệt. Ðồng chí Trưởng thôn dẫn chúng tôi đến từng nhà bàn giao. Bà con vui vẻ tiếp nhận.

Tối hôm ấy, một điều xảy ra hết sức bất ngờ là mãi đến 9-10 giờ đêm mà không thấy bà con ăn cơm. Hỏi ra mới biết, Thanh Hoá năm ấy vỡ đê, mất mùa, dân chúng không có thóc gạo mà phải dùng lá rau khoai lang trộn với trấu giã mịn hấp lên ăn. Thậm chí có người còn ra đường ray xe lửa đào rau má làm bữa, nên có câu: “Dân Thanh Hoá, ăn rau má, phá đường tàu”. Thế mà bộ đội chúng tôi được ăn 27 kg gạo mỗi tháng, bằng 900 gram/ngày. Bữa ăn nào cũng có thịt cá, trong khi đó bọn trẻ từ sáng đến chiều tối không có một hột cơm trong bụng. Nhưng mỗi khi dọn cơm ra sân đình thì không bao giờ thấy bóng bọn trẻ con đến nhìn ngó. Chúng tôi khâm phục sự lãnh đạo của Ðảng bộ và xúc động trước những nghĩa cử của Nhân dân. Nhiều đồng chí cảm động đến rơi nước mắt. Biến tình cảm thành hành động, chúng tôi gom số cơm sau bữa ăn còn, đem về cho đồng bào. Ðược vài lần, chính quyền địa phương phát hiện, phản ánh với đơn vị, chúng tôi bị kiểm thảo. Có khuyết điểm thật nhưng chúng tôi không hề ân hận”.

Một kỷ niệm thật ấm áp tình người mà ông Tạng cũng không thể nào quên: “Vào khoảng tháng 3, trời còn rét, tôi bị sưng phổi. Ðể đảm bảo quân số, quân y đưa tôi gửi nhà chị Tùng ở thôn Ðời Sơn. Chị Tùng có hai con, con trai lớn tên Tùng, cháu gái tên Tình. Chồng chị Tùng qua đời vì nạn đói năm 1945. Nằm được một tuần lễ, ngày nào trước khi ra đồng chị cũng đến hỏi thăm tôi. Một chuyện đầy cảm động nữa là, nhà chị chỉ còn một đấu thóc, chị đem giã lấy gạo trắng nấu cháo cho tôi, còn lại tấm mẳn, cám và trấu đem giọt thật mịn, trộn với lá khoai hấp lên để mẹ con chị ăn.

Con gà mái đẻ được 3 trứng, hết thóc nó không đẻ nữa, 3 trứng gà ấy cũng lần lượt nấu cháo cho tôi. Ban đầu tôi nghĩ thầm, hay là chị Tùng yêu tôi. Nhưng không phải, mà đó là tình dân hết lòng thương yêu bộ đội, nhằm bồi dưỡng cho tôi mau hết bệnh trở về đơn vị, cùng anh em xây dựng lực lượng hùng mạnh giải phóng miền Nam. Nghĩa cử đó làm tôi nhớ mãi”.

Hơi ấm ổ rơm

Trong ngôi nhà xinh xắn, khuôn viên trồng nhiều cây xanh, rau cải, bầu bí, chim, hoa, cá cảnh của vợ chồng Kỹ sư Phạm Hữu Liêm và Lê Thị Liễu, toạ lạc tại ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, câu chuyện tập kết được ông bà kể lại với bao dạt dào cảm xúc.

“Không nhắc thì thôi, nhắc là nhớ miền Bắc dữ lắm”, bà Liễu thổ lộ.

Bà Lê Thị Liễu quê tỉnh Quảng Ngãi, năm 1954, bà 10 tuổi, tập kết ra Bắc theo diện học sinh miền Nam. Tại miền Bắc, bà Liễu học cấp 1 đến cấp 3 ở Hải Phòng, học đại học ở Học viện Nông Lâm Hà Nội (sau Học viện tách ra thành các trường đại học: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản).

Ông Phạm Hữu Liêm (sinh năm 1941, quê ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước), cũng là học sinh miền Nam, tập kết ra Bắc năm 1954, học cùng lớp đại học ở Học viện Nông Lâm Hà Nội với bà Liễu.

Vợ chồng Kỹ sư Phạm Hữu Liêm (bìa trái, hàng đứng) và Lê Thị Liễu (thứ hai từ trái sang, hàng ngồi) chụp ảnh lưu niệm cùng bà Nương (bìa trái, hàng ngồi) sinh hoạt chi bộ cùng thời đó và những người con cháu trong gia đình cụ Nước, trong một lần ra thăm miền Bắc. (Ảnh bà Lê Thị Liễu cung cấp)

Vợ chồng Kỹ sư Phạm Hữu Liêm (bìa trái, hàng đứng) và Lê Thị Liễu (thứ hai từ trái sang, hàng ngồi) chụp ảnh lưu niệm cùng bà Nương (bìa trái, hàng ngồi) sinh hoạt chi bộ cùng thời đó và những người con cháu trong gia đình cụ Nước, trong một lần ra thăm miền Bắc. (Ảnh bà Lê Thị Liễu cung cấp)

Năm 1970, hai người xây dựng gia đình với nhau và sinh được 2 người con ở miền Bắc. Năm 1973, ông Liêm xung phong về Nam công tác. Bà Liễu và các con mãi năm 1976 mới về.

Hơn 20 năm sống trên miền Bắc, bà có rất nhiều kỷ niệm, nhất là sự cưu mang của đồng bào.  

“Hồi mới ra Bắc, chúng tôi được các cô bảo mẫu chăm sóc, mỗi cô chăm 40-50 bạn. Lúc đó lạnh quá đâu tắm được, bạn nào cũng chí, rận, rệp rất nhiều. Mỗi tuần các cô nấu nước tắm cho hai lần. Tối đến, mấy cô đi dọc theo giường ngủ thấy rệp là bắt. Rồi mấy cô phải nấu nước trụng áo quần cho rận, rệp chết. Lo tới cỡ lớp 3, mình lớn, biết tự lập được thì mới thôi”, bà Liễu nhớ lại.

Khi ấy, đối tượng học sinh miền Nam nhiều nhất trong độ tuổi 6-7 đến 12-13. Còn nhỏ nhưng phải xa cha mẹ, lại ở môi trường thời tiết khác biệt, nhất là cái lạnh, vì vậy được các cô chăm lo chu đáo, không chỉ giúp các bạn đảm bảo về sức khoẻ mà còn cảm nhận tình thương, hơi ấm gia đình, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà. Ðó mãi là những tình cảm đẹp trong lòng bà Liễu và các bạn.

Những năm học đại học, bà cũng có nhiều kỷ niệm gắn bó với người dân: “Khi đó tôi làm lớp phó sinh hoạt, lo đời sống cho lớp. Bấy giờ máy bay B52 bắn phá miền Bắc dữ dội, nhiều lần chúng tôi phải đi sơ tán ở nhà dân (trên địa bàn Ðông Anh, Hà Nội). Tới giờ ăn, tôi đến bếp tập thể cùng chị cấp dưỡng lo phân chia cơm canh ra từng tổ. Phân phát xong, khi mình ra bàn ăn thì thường bị hết phần. Vậy là đành để bụng đói đi về. Gia đình cho ở nhờ thấy về sớm hỏi thăm, biết chuyện, họ cho mình ăn cơm. Nhiều lần như thế. Ở riết họ thương, coi mình như con cái. Có lúc lạnh, chăn mền đâu đủ ấm, nhà có con dâu, chồng đi bộ đội, họ cho mình vô phòng ngủ chung với chị ấy luôn”.

Có một chuyện mà ông bà Kỹ sư Phạm Hữu Liêm - Lê Thị Liễu luôn hàm ơn, nhắc nhớ hoài với bản thân và con cái. Ðó là khi ông bà đã kết hôn, có được người con đầu, bà làm ở trại chăn nuôi của Hợp tác xã Ðạm Thuỷ, huyện Ðông Triều, tỉnh Quảng Ninh, được bố trí một căn nhà nền đất trong trại. Bấy giờ con nhỏ, đi làm không ai trông, cũng không có nhà trẻ. Làm chung trong trại có ông cụ, mọi người gọi là ông cụ Nước, nhà ở ngoài xóm, cách đó khoảng cây số. Thấy tình cảnh bà như vậy, cụ biểu để cụ mang cháu về cho vợ chăm giúp. Vậy là ngày ngày bà gửi cháu cho ông bà cụ Nước.

Ông bà cụ Nước, những người đã cưu mang, chăm sóc các con nhỏ cho vợ chồng Kỹ sư Phạm Hữu Liêm - Lê Thị Liễu, thời ông bà công tác ngoài Bắc. (Ảnh bà Lê Thị Liễu cung cấp)

Ông bà cụ Nước, những người đã cưu mang, chăm sóc các con nhỏ cho vợ chồng Kỹ sư Phạm Hữu Liêm - Lê Thị Liễu, thời ông bà công tác ngoài Bắc. (Ảnh bà Lê Thị Liễu cung cấp)

“Sau này tôi xuống công tác ở nông trường (xã Ðông Mai, huyện Yên Hưng) cách đó 30 cây số, đã sinh thêm cháu thứ hai, chồng thì về Nam, ông bà cụ Nước cũng bắt mang các cháu về để ông bà chăm, không cho gửi nhà trẻ; vì miền Bắc lúc đó rất lạnh, sợ các cháu bị bệnh. Ông bà làm ổ rơm, rồi ủ các cháu trong đó giữ ấm khi mùa đông. Nhờ vậy mà mình yên tâm công tác. Ông bà giữ các cháu tính ra cũng khoảng 4 năm. Ơn nghĩa này vợ chồng tôi luôn ghi nhớ”, bà Liễu xúc động.

Biết ơn những gia đình đã cưu mang, sau này ông bà nhiều lần về thăm, đặc biệt là với gia đình ông cụ Nước. “Lần đầu về thăm còn cụ bà, cụ ông mất. Lần sau về thì chỉ gặp con cháu trong nhà, cụ bà cũng qua đời. Ðợt gần đây nhất, chúng tôi dẫn cả hai con về thăm”, bà Liễu cho biết.

“Lúc đó miền Bắc nghèo lắm, thêm lực lượng tập kết ra, kinh tế phải chia năm xẻ bảy, vậy mà người dân vẫn nhường cơm sẻ áo, đùm bọc, cưu mang. Nói chung về cái tình miền Bắc đối với miền Nam, bây giờ càng lớn tuổi càng nghĩ, thấy thật đậm đà, sâu sắc”, bà Liễu chiêm nghiệm.

 70 năm, đất nước thống nhất vẹn toàn. Thành quả này khắc sâu thêm ý nghĩa của tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái - đạo lý ngàn đời của dân tộc, đặc biệt là tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ðảng, của Bác Hồ. Tất cả tạo thành sức mạnh Việt Nam để vượt qua bão dông và tiếp tục vươn mình tiến về phía trước./.

 

Trang Thăm

 

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.