ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 10:14:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nơi ấy, một thuở đau thương

Báo Cà Mau Từ Cà Mau đi dọc theo chiều dài đất nước, khám phá cảnh đẹp của mọi miền quê. Một hôm, chúng tôi dừng chân lại TP Quảng Ngãi, nơi có núi Ấn sông Trà nổi tiếng một thời, có Nhà máy Lọc dầu Dung Quất…

Từ Cà Mau đi dọc theo chiều dài đất nước, khám phá cảnh đẹp của mọi miền quê. Một hôm, chúng tôi dừng chân lại TP Quảng Ngãi, nơi có núi Ấn sông Trà nổi tiếng một thời, có Nhà máy Lọc dầu Dung Quất…

Sáng sớm đi viếng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng trên đỉnh núi Ấn, đi tắm biển Mỹ Khê, ghé thăm Đền thờ Trương Ðịnh nhưng vẫn không quên khu Nhà tưởng niệm Sơn Mỹ đau thương. Từ Quốc lộ 1 có một con đường đi về phía Ðông theo tả ngạn sông Trà Khúc (con sông lớn nhất Quảng Ngãi) đưa đến tận cửa Sa Kỳ. Phía Bắc của Sơn Mỹ là bán đảo Ba Làng An, phía Nam Sơn Mỹ là Cửa Ðại, Cổ Luỹ, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển. Ở khoảng giữa 2 cửa biển là xã Tịnh Khê, tức Sơn Mỹ, cách TP Quảng Ngãi 13 km về hướng Ðông - Ðông Bắc.

Khu chứng tích Sơn Mỹ - Mỹ Lai.

Xe dừng trước Khu chứng tích Sơn Mỹ, thoạt nhìn không ai biết được nơi đây đã từng xảy ra cuộc thảm sát đẫm máu. Ðứng trước tượng đài tưởng niệm, tôi cảm nhận được nỗi đau khổ tột cùng của các nạn nhân Sơn Mỹ ngày ấy. Vụ thảm sát Sơn Mỹ chủ yếu xảy ra ở xóm Thuận Yên (tức Xóm Làng), thôn Tư Cung (Mỹ Lai 4) và xóm Mỹ Hội, thôn Cổ Luỹ (Mỹ Lai 2).

Ai đã một lần đặt chân đến đây mà không khỏi xót xa, không tự hỏi vì sao Sơn Mỹ, một làng quê hiền hoà bỗng chốc biến thành bãi chiến trường dưới hoả lực của quân Mỹ xâm lược vào 5 giờ 30 phút sáng 16/3/1968. Khoảnh khắc yên bình bỗng chốc bị phá vỡ, các loạt pháo đủ cỡ từ núi Răm, Bình Liên (huyện Bình Sơn), Chi khu Sơn Tịnh và Tiểu khu Quảng Ngãi nhất loạt dội vào 4 thôn của xã Sơn Mỹ.

Sau đợt pháo, 2 chiếc trực thăng HU.1A bay đến bắn róc-két và đại liên xuống thôn Tư Cung và thôn Cổ Luỹ. 9 chiếc trực thăng từ Chu Lai bay vào đổ quân xuống vạt ruộng phía Tây thôn Tư Cung; một tốp 11 chiếc trực thăng đổ quân xuống xóm Gò, thôn Cổ Luỹ. Có khoảng 140 lính Mỹ, chủ yếu ở 2 đại đội Charlie, Bravo và Anphal dưới sự chỉ huy của Ðại tá Ernest Medina cùng lúc đổ bộ xuống các thôn Mỹ Lai, Mỹ Hội, Bình Tây đồng loạt gây ra một cuộc thảm sát man rợ. Trực tiếp chỉ huy Ðại đội Charlie, đại đội khát máu nhất đã giết chết hơn 300 người dân ở Mỹ Lai là Trung uý William Calley ra lệnh “giết sạch, đốt sạch” những gì thấy trong làng (sau này sự việc bị phanh phui, William Calley là người duy nhất bị ra toà án binh và chịu 3 năm quản thúc tại gia).

Trong nhà chứng tích Sơn Mỹ xây gần con mương xóm Thuận Yên, môt bản kê khai đầy đủ tên tuổi các nạn nhân: 504 người (182 phụ nữ - 17 người mang thai, 178 trẻ em - có 56 em dưới 5 tháng tuổi, 60 cụ già, 9 trung niên). Vì sao thôn Cổ Luỹ “trước biển, sau sông” (bãi biển Cổ Luỹ dài 7 km cong hình lưỡi liềm, có cát vàng bãi phi lao xanh sậm.. dòng sông Kinh chạy phía sau thôn Cổ Luỹ nên có mỹ danh “Cổ Luỹ cô thôn”) bị thảm sát, bị bắn phá tan tành…? Vì sao thôn Tư Cung trong vòng buổi sáng lính Mỹ đã giết chết 407 người (người già, phụ nữ, trẻ em, có 24 gia đình bị giết sạch), riêng ở con mương xóm Thuận Yên bị tàn sát tập thể 170 người? Vì sao chúng gom dân tàn sát tập thể hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc? Bãi đất trống cạnh chòi canh gần nhà ông Nguyễn Nhiều ở con mương cuối xóm Thuận Yên (rìa phía Ðông của khuôn viên nhà chứng tích Sơn Mỹ) hàng trăm người bị đẩy xuống rạch xả súng bắn và 350 người cũng bị giết như thế. Tên Calley đứng nổ súng 1 giờ rưỡi, con mương dẫn nước đầy xác người, máu đỏ ngập đồng…

Phải chăng ở đây có tinh thần yêu nước rất sớm, sản sinh ra nhiều nhân kiệt: Ðô đốc Tây Sơn Trương Ðăng Ðồ cuối thế kỷ 18, Trương Công Ðịnh lãnh tụ phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ, Trương Ðăng Quế phong trào kháng Pháp và vùng đất này được giải phóng năm 1964... Hơn thế, ngày ấy dưới mắt của quân đội viễn chinh, Sơn Mỹ (Tịnh Khê) là “vùng tự do bắn phá”, là xứ sở của người da đỏ Indian đáng khinh miệt, là làng Hồng. Nó bị khoanh dấu đỏ trên bản đồ quân sự của quân đội Hoa Kỳ, cái chấm đỏ nhỏ với dòng chú thích: “Ấp Tư Cung, xã Sơn Mỹ”. Vụ thảm sát chủ yếu xảy ra ở cái chấm đỏ này, tức xóm Thuận Yên, thôn Tư Cung.

Lúc ấy, trong tâm trí tôi hiện lên hình ảnh cả gia đình bác Tám Sồi ở kinh Ðất Sét (xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ngày nay), bị tên Nguyễn Lạc Hoá (Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng) giết chết cùng nhiều ngươi dân nơi đó... Rồi hôm nay, đến Sơn Mỹ, đứng ngay trên mảnh đất đau thương của thuở ấy, tim tôi đau nhói khi ghe cô gái hướng dẫn viên đưa từ cảnh thương tâm này đến đau thương khác. Ôi, 2 quê cách xa nhau hơn ngàn cây số, Cà Mau “quê hương tôi nước mặn đồng chua” và miền Trung “làng anh nghèo đất cày lên sỏi đá”, nay lại có chung một niềm thương đau, một nỗi mất mát thương tâm…

Nếu Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng có tên Nguyễn Lạc Hoá mổ bụng ăn gan, uống máu người thì Sơn Mỹ có những tên Mỹ chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ của buổi sáng đã giết chết 504 thường dân, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em trong tay không tấc sắt… Sự kiện này đã làm chấn động lương tâm nhân loại, trong đó có cả những người lính Mỹ tham gia cuộc tàn sát ấy.

Ronald Haeberle, trung sĩ nhiếp ảnh viên quân đội Mỹ (còn 11 ngày về nước), là nhân chứng góp phần đưa vụ án Sơn Mỹ ra ánh sáng. Anh mang theo 2 máy ảnh, 1 máy lắp phim đen trắng, 1 máy lắp phim màu. Nhưng anh chỉ nộp 40 ảnh đen trắng, bí mật giữ lại số ảnh màu về sau công bố. Kèm theo 16 bức ảnh là lời kể tội ác trên Tạp chí “Ðời sống” (Life) nên Mỹ không chối cãi được. Những bức ảnh của Ronald Haeberle ghi lại những cảnh bắn giết, lùng bắt dân, đốt nhà, giật mìn đánh sập các hầm trú ẩn, bắn giết trâu bò, chặt phá cây cối của từng xóm đạt đến đỉnh cao của sự huỷ diệt…

Chúng tôi theo chân người hướng dẫn đến bên ngoài nhà tưởng niệm, rải rác khắp nơi đây đó còn ghi lại dấu tích: kia là con mương nơi hàng trăm người dân vô tội của Mỹ Lai bị giết, nọ là giếng nước cụ Trương Thơ bị đẩy xuống ném lựu đạn, đây là cây gòn 15 phụ nữ - trẻ em bị sát hại, còn đây những tấm bia mộ tập thể chôn chung đến 75 người, nơi vườn cô Phạm Thị Mùi bị hiếp và quăng vào lửa thiêu sống, nơi ngọn lửa thiêu sống những phụ nữ - trẻ em còn trơ lại nền đất trống, nơi nhà sư trụ trì xóm Thuận Yên Thích Tâm Trí bị sát hại thê thảm... Xóm Thuận Yên hàng trăm người bị bắn chết. Xóm Mỹ Hội thôn Cổ Luỹ bia ghi dấu 97 người bị tàn sát… Ngày 17/2 âm lịch hằng năm là ngày giỗ chung của 504 người bị sát hại ở Sơn Mỹ.

Sơn Mỹ, nơi ghi dấu tội ác thảm sát dân thường đã 46 năm rồi vẫn còn hằn sâu trong ký ức, nhất là những người còn sống sót. Ðó là bà Phạm Thị Tốt, nhân chứng sống sót tại thôn Bình Tây, Sơn Mỹ. Chống một cây gậy tre nhỏ, mảnh khảnh như thân hình trên 30 kg, thương tật già nua. Bà chỉ nơi trước đây là ao, lính Mỹ đẩy những người phụ nữ xuống đó, cợt nhả rồi bắn chết họ. Cuộc thảm sát như dừng lại, nhưng với bà nó đã đóng đinh trên cơ thể và hơi thở lào phào của người phụ nữ khốn khổ, của câu rên rỉ bà nói đi nói lại: “Ðau lắm, nhiều lúc tôi chỉ muốn chết đi chứ đau quá không chịu nổi”.

Cùng cảnh sống sót cô độc như ông Nguyễn Lệ, tại thôn Mỹ Lai, ông Ðỗ Hoà, 75 tuổi, hằng ngày vẫn sống trong ngôi nhà ngay dưới gốc cây gòn to, chứng tích lính Mỹ sát hại 15 người dân (5 người lớn, 10 trẻ em), trong đó có 11 người nhà ông Hoà, gồm mẹ, anh chị em và vợ con ông.

Anh Trần Văn Ðức năm ấy 7 tuổi, nhưng mọi tình tiết trong 4 tiếng kinh hoàng đó dường như đã đóng đinh vào đầu anh, đè nặng suốt mấy chục năm cuộc đời. Sáng hôm đó, 5 anh chị em anh Ðức cùng người mẹ bị lính Mỹ lùa ra tập trung nơi ruộng lúa. Sau loạt đạn đầu tiên, mẹ anh Ðức trúng đạn vào chân và bụng, các chị em của anh rải rác chung quanh, hoặc bị thương, hoặc nằm im giả chết. Khi toán lính rút vào làng, mẹ Ðức bảo anh ôm em gái Trần Thị Hà (khi đó 18 tháng tuổi) trốn về nhà bà ngoại.

Ðức nghe lời mẹ ôm em gái đi trên đường làng, anh lấy thân mình che chở cho em khi chiếc trực thăng rà sát, không lâu sau đó mẹ Ðức bị tên lính Mỹ thứ hai bắn chết. Ðức đến nhà bà ngoại, chị gái anh cũng sống sót và cũng tìm được về. Mẹ và một chị gái của Ðức vĩnh viễn nằm lại trên cánh đồng. Ðức, Hà và chị gái anh sống những ngày đói khổ trong sự đùm bọc của bà ngoại. Hiện nay, Ðức đang định cư tại nước Ðức. Mỗi chuyến về thăm Sơn Mỹ, thăm mộ người cha liệt sĩ, khi trở về nhà Ðức trầm tư nhiều, lại nặng trĩu đau buồn, u ám “như người điên” (Trần Văn Viễn, con của anh Ðức kể).

Một cậu bé còn sống bò ra từ những xác chết bên mương nước. Hugh Thompson (người phi công cứu giúp dân làng) lại cho máy bay hạ cánh xuống để đưa cậu bé cùng những người bị thương đến Bệnh viện Quảng Ngãi. Ðỗ Ba, “cậu bé” đó năm nay 51 tuổi, gia đình anh gồm mẹ và 2 em nhỏ chết dưới mương. Hiện Ðỗ Ba đang sống tại TP Hồ Chí Minh, cuộc sống của anh khá vất vả với nghề lượm phế liệu…

Giã từ Sơn Mỹ, chúng tôi đi, mang theo hình ảnh của một làng quê - một khu chứng tích tội ác thảm sát dã man của đế quốc xâm lược mà lòng đầy xót xa, thương cảm./.

Huỳnh Thị Mỹ Huê

Sẵn sàng sẻ chia với đồng bào miền Bắc

Những ngày này, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi cũng như lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện đã và đang có nhiều hoạt động chung tay chia sẻ, ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão, lũ.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.