ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 12:50:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lo đầu ra sản phẩm

Báo Cà Mau Hơn 10 năm gắn bó về nghề nuôi cá sấu, mỗi năm thu lãi về cho gia đình hơn 100 triệu đồng, nhưng hộ anh Nguyễn Tấn Phong, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, nay phải lắc đầu ngao ngán vì giá cá giảm mạnh như hiện nay.

Hơn 10 năm gắn bó về nghề nuôi cá sấu, mỗi năm thu lãi về cho gia đình hơn 100 triệu đồng, nhưng hộ anh Nguyễn Tấn Phong, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, nay phải lắc đầu ngao ngán vì giá cá giảm mạnh như hiện nay.

Anh Phong chia sẻ: "Tôi gắn bó với nghề nuôi cá sấu đã hơn 10 năm, nhưng chưa năm nào giá cá lại thấp như hiện nay. Nếu như trước đây, sau mỗi vụ nuôi tôi đều có lãi thì hiện nay đứng ngồi không yên vì giá cá cứ liên tục giảm. Hiện tôi còn 2 chuồng cá sấu hơn 150 con, đã tới lứa bán gần 1 năm qua, nhưng không thể bán, vì bán ngay lúc này thì cầm lỗ là cái chắc".

Hiện tại 1 con cá sấu nặng từ 25-50 kg, trong khi đó con giống lúc anh mua đã 800.000 đồng, rồi tiền điện, nước, chi phí thức ăn gần 3 năm qua. Với giá bán 100.000 đồng/kg như hiện nay coi như không có lời, có khi còn phải lỗ, anh Phong cho biết thêm.

Hơn 150 con cá sấu của anh Phong đang nằm chờ giá.

Không riêng gì con cá sấu, những mặt hàng nông sản như rau, củ, quả do bà con nông dân trồng theo dự án trồng rau an toàn quy mô hộ gia đình cũng đang gặp nhiều khó khăn cho đầu ra sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Huệ, ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, là 1 trong 40 hộ nông dân thực hiện mô hình trồng rau an toàn, chia sẻ: "Mặc dù quy trình trồng rau an toàn không khó nhưng rất vất vả. Từ khâu cải tạo đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến khâu thu hoạch phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, nhưng khi mang ra thị trường thì giá cả không ổn định.

 "Vụ màu đầu tiên sau khi thu hoạch giá cả cũng tương đối, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì giảm dần. Thương lái đến tận nhà thu mua với giá rất rẻ, thậm chí không mua vì chê trái nhỏ, xấu, màu sắc không bắt mắt so với các mặt hàng ở những nơi khác chuyển về. Hiện tôi còn hơn 1.000 m2 trồng cà phổi đã đến điểm thu hoạch nhưng không tìm được đầu ra, đành phải bán rẻ cho thương lái, còn không bán thì đành mang đi bỏ chứ không biết làm sao, coi như kiếm lại chút tiền để bù vào chi phí sản xuất", ông Huệ nói.

"Khuyến khích bà con tăng gia phát triển sản xuất, áp dụng nhiều đối tượng sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành về việc tìm đầu ra ổn định, lâu dài, tránh tình trạng giá cả bấp bênh", anh Phong mong muốn./.

Bài và ảnh: Hồ Kim

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.

Củ hủ dừa - Tiềm năng vào OCOP

Những năm gần đây, mô hình trồng dừa phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, được nông dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Theo đó, có nhiều hộ nông dân chuyển hướng trồng dừa thu hoạch củ hủ, góp phần tăng giá trị kinh tế từ cây dừa.

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Nghề khai thác hàu ven đê

Hiện nay, tại khu vực đê biển Tây thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, có nhiều người dân chuyên mưu sinh bằng nghề đục hàu, mò vòm xanh (vẹm xanh). Các loài thuỷ sản này sống bám vào trụ, hộc đá của công trình kè chắn sóng. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, do chưa trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong quá trình hành nghề, nhưng đây cũng là một trong những nguồn thu nhập của nhiều hộ dân thiếu phương tiện, tư liệu sản xuất, sống ven đê.

Gặt lúa chạy mưa

Vụ lúa hè thu của bà con nông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời hiện đang vào mùa thu hoạch. Người dân khẩn trương gặt lúa chạy mưa, giảm tối đa thiệt hại. Ðể ứng phó với những đợt mưa dự báo sắp tới, người dân huy động nhiều máy móc, nhân lực để thu hoạch lúa, đồng thời nhiều thương lái đưa phương tiện như xe tải, ghe, xuồng đến tận nơi để thu mua lúa.

Cải thiện thu nhập từ nuôi ếch đẻ

Ếch là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ếch đồng tự nhiên ngày càng hiếm, nên người dân nuôi ếch thịt thương phẩm để dùng hoặc bán ra thị trường. Nắm bắt nhu cầu người dân nuôi ếch những năm gần đây tăng cao, nhất là cần nguồn giống chất lượng, anh Trần Văn Toàn, ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất ếch giống bằng đam mê và tâm huyết của mình.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.