ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 22:14:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân không đủ điều kiện nhận hỗ trợ thiệt hại khi thiên tai xảy ra: Bài học “mất bò mới lo làm chuồng”

Báo Cà Mau Trong đợt thiệt hại do El Nino vừa qua, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh bị thiệt hại gần 159.000 ha. Mặc dù UBND tỉnh đã công bố thiên tai nhưng đến thời điểm này chưa có hộ dân nào đủ điều kiện để nhận hỗ trợ. Nguyên nhân chủ yếu là do không kê khai sản xuất ban đầu với UBND xã và không có hoá đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch, chứng từ để chứng minh nguồn gốc tôm đã thả nuôi.

Trong đợt thiệt hại do El Nino vừa qua, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh bị thiệt hại gần 159.000 ha. Mặc dù UBND tỉnh đã công bố thiên tai nhưng đến thời điểm này chưa có hộ dân nào đủ điều kiện để nhận hỗ trợ. Nguyên nhân chủ yếu là do không kê khai sản xuất ban đầu với UBND xã và không có hoá đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch, chứng từ để chứng minh nguồn gốc tôm đã thả nuôi.

Để rút kinh nghiệm từ việc “mất bò” này, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 6/7/2016 về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó, có quy định về việc kê khai sản xuất ban đầu với UBND xã.

Ông Trần Văn Bê, ấp Cái Ðôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, nuôi 4 vụ tôm công nghiệp nhưng gặp nắng hạn gay gắt đã lần lượt thất thoát gần 500 triệu đồng. Gia đình ông giờ đã kiệt quệ trong tái đầu tư, con ông mấy đứa đã đi Bình Dương lao động.

Bức xúc trước việc không nhận được tiền hỗ trợ thiệt hại, ông Bê bộc bạch: "Nào giờ nuôi tôm nông dân chúng tôi cũng rất ý thức trong việc ghi chép nhật ký thả nuôi, quản lý nước, dịch bệnh, thức ăn nghiêm túc nhưng chuyện lấy hoá đơn chứng từ hay đăng ký với UBND xã thì chưa thực hiện. Mà cũng có cán bộ nào nhắc phải thực hiện đâu, giờ mới vỡ lẽ ra thì lỗi có phải của nông dân chúng tôi đâu”.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, ấp Bàu Chấu, xã Việt Thắng, đăng ký nuôi cá sấu với địa phương, tác động tích cực từ Chỉ thị 07 của UBND tỉnh.

Bài học này hiện nông dân Cà Mau đang phải trả giá rất đắt. Theo báo cáo số 637, ngày 15/7/2016 của Sở NN&PTNT, trong 25.000 ha mà các địa phương báo đủ điều kiện nhận hỗ trợ, qua thẩm định, khẳng định không hộ nào đủ điều kiện.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thừa nhận: "Lỗi này không hẳn của nông dân, nào giờ tỉnh cũng đâu có văn bản hướng dẫn việc người dân sản xuất phải đăng ký với địa phương. Vụ mùa này nông dân phải chịu thiệt thòi lớn quá. Sở đang kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc hướng dẫn các địa phương tuyên truyền để người dân hiểu và bắt đầu đăng ký với địa phương từ vụ mùa mới này.

Rút kinh nghiệm từ thiệt hại vừa qua và những hậu quả mà nông dân phải gánh chịu, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 07 về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa năm 2016. Trong chỉ thị này, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân thực hiện việc đăng ký kê khai sản xuất với chính quyền địa phương; lưu giữ hoá đơn, chứng từ mua cây, con giống, thức ăn... để được hưởng quyền lợi nếu thiên tai xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: "Thiên tai xảy ra trên địa bàn là rất nặng nề. Tình hình thiên tai, hạn hán đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống bà con. Tuy nhiên, cũng nhờ bài học "đắng" từ thiên tai này mà ta mới thấy được những hạn chế, yếu kém trong công tác điều hành tại các địa phương. Việc quán triệt, tuyên truyền thực hiện các kế hoạch phòng, chống thiên tai, kế hoạch sản xuất đã qua chưa sâu rộng (xây dựng kế hoạch tốt nhưng triển khai kế hoạch chưa tốt, chủ quan ngay trong nội bộ cán bộ); công tác xử lý đối với thiên tai, hạn hán còn hạn chế (thống kê, tập hợp báo cáo, hỗ trợ khắc phục thiên tai còn nhiều bất cập, hạn chế). Cụ thể như việc hỗ trợ thiệt hại trên lúa vừa qua, cố gắng nhiều nhưng những hạn chế vẫn xảy ra. Tuy số vụ không nhiều nhưng niềm tin của người dân mất mát nhiều và uy tín của cán bộ địa phương ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Ðề nghị các địa phương phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong thời gian tới".

Ðối với việc người dân không có cơ hội nhận hỗ trợ thiệt hại trên tôm, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chia sẻ: "Biết ngay từ đầu là sẽ rất ít người dân nhận được hỗ trợ này nhưng chúng tôi vẫn quyết liệt làm, làm để người dân ý thức được rằng phải có hoá đơn chứng từ khi mua bán để Nhà nước còn có cơ sở mà hỗ trợ thiệt hại. Ngoài ra, bài học này còn cảnh tỉnh các địa phương trong quản lý vùng nuôi được chặt chẽ hơn".

Bài học về mua bán có hoá đơn, chứng từ; chăn nuôi phải đăng ký với địa phương tuy có đắng nhưng có còn hơn không trong thời buổi hội nhập này. Mong rằng Chỉ thị số 07 của UBND tỉnh sẽ được các địa phương triển khai đến tận hộ dân để người nông dân biết tự “làm chuồng” trước khi “mất bò”./.

Bài và ảnh: Huệ Như

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.