ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:47:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông trại rau sạch công nghệ cao

Báo Cà Mau Những năm gần đây, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thuỷ canh đã được áp dụng ở Cà Mau nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Riêng anh Phạm Văn Biển (sinh năm 1973, ở Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau) chọn đầu tư mô hình này với quy mô lớn theo chuẩn VietGAP OCOP 3 sao, cung cấp độc quyền cho hệ thống siêu thị ở Cà Mau mỗi tháng trên 2 tấn các loại rau sạch.

Khu ươm hạt giống được xử lý khuẩn triệt để nhằm cho ra đời những mầm rau khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh ngay khâu đầu vào.

Chất lượng nước là khâu quyết định của vườn rau. Anh Biển thường xuyên kiểm tra nồng độ PH, dưỡng chất trong nước cung cấp cho vườn rau.

Để biến đam mê của mình thành hiện thực, năm 2021, anh Biển khăn gói lên TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt tìm đến các cơ sở để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật. Đến giữa năm 2022, anh về địa phương xây trang trại trên 1.000 m2 cùng các trang thiết bị với tổng đầu tư gần 2 tỷ đồng để trồng rau sạch thuỷ canh.

Hiện anh trồng 16 loại rau ăn lá như: cải ngồng, bó xôi, xà lách mỡ, lô lô, batavia, cải xanh, rau dền… Sau 25-30 ngày gieo hạt, chăm sóc bằng các chế phẩm sinh học thuỷ canh công nghệ cao thì thu hoạch.

Sản phẩm của nông trại được kiểm nghiệm, phân tích định kỳ đều đạt các chỉ tiêu VietGAP. Rau có nguồn dinh dưỡng cao, ăn ngon, ngọt, thời gian bảo quản lâu hơn các loại rau cùng loại đang có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và phản hồi tích cực.

Vườn rau 1.000m2 của gia đình anh Biển được đầu tư trang thiết bị hiện đại với quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày thì thu hoạch. Mỗi ngày, anh Biển thu hoạch gần 100 kg, được hệ thống siêu thị Cà Mau bao tiêu sản phẩm.

Diện tích rau vừa thu hoạch xong được trồng dặm lại để đảm bảo có nguồn gối đầu liên tục.

Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại và sản xuất theo quy trình khép kín, sản phẩm rau sạch thuỷ canh của anh Biển được hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opfood chi nhánh Cà Mau bao tiêu sản phẩm mỗi ngày khoảng 100 kg rau các loại, doanh thu 3-4 triệu đồng/ngày.

Cắt tỉa, vệ sinh, đóng gói sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP là mục tiêu của các nhà đầu tư và là xu hướng lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng. Trang trại rau sạch thuỷ canh của anh Biển là một hướng đi đúng với tiềm năng và triển vọng rất lớn./.

 

Thanh Quang

 

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.