ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 12:13:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi tôm tuần hoàn nước xanh: Hiệu quả qua từng vụ nuôi

Báo Cà Mau Dự án nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm - lúa ở ĐBSCL được Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản Minh Hải thực hiện tại ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, qua 2 năm cho hiệu quả cao cả tôm quảng canh, tôm công nghiệp và lúa. Nông dân cũng như chính quyền nơi đây nhận định, đây là mô hình bền vững trước biến đổi của thời tiết hiện nay.

Dự án nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm - lúa ở ĐBSCL được Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản Minh Hải thực hiện tại ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, qua 2 năm cho hiệu quả cao cả tôm quảng canh, tôm công nghiệp và lúa. Nông dân cũng như chính quyền nơi đây nhận định, đây là mô hình bền vững trước biến đổi của thời tiết hiện nay.

Một trong những hộ nuôi được xem là thành công nhất của dự án là anh Ngô Văn Sử. Anh đã nuôi được 6 vụ, chỉ thất bại 2 vụ. Nhưng 2 vụ này anh vẫn thu hồi được vốn, 4 vụ còn lại trung bình anh thu về 70 triệu đồng/vụ. Theo anh Sử, có được kết quả trên là do cây lúa tạo môi trường nước xanh, sạch khi cấp cho ao nuôi, tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt. Mô hình này được nhiều hộ dân học hỏi làm theo và cho hiệu quả cao hơn cách làm truyền thống.

Môi trường sạch, hiệu quả cao

Chuyên gia Australia và các nhà khoa học trong nước phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước xanh tại hộ ông Dương Thanh Dũng.

Dự án được triển khai năm 2013 với điều kiện vuông tôm phải có ao trữ nước ngọt, bờ vuông phải được gia cố, không rò rỉ. Bước đầu có 12 hộ tham gia, trong đó 6 hộ thực hiện mô hình và 6 hộ thực hiện đối chứng để so sánh. Với phương châm giảm chi phí sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng cho tôm và lúa được các hộ tham gia thực hiện đúng quy trình. Bước đầu 6 hộ nuôi theo mô hình cho năng suất, hiệu quả cao hơn 6 hộ đối chứng.

Anh Ngô Văn Sử cho biết: “Nhờ thực hiện khâu rửa mặn đúng quy trình nên cây lúa đã sống trở lại trên đất nuôi tôm. Theo đó, tạo môi trường đất, nước cung cấp cho mô hình nuôi thâm canh tôm sú, thẻ chân trắng theo kỹ thuật và quy trình của dự án đều cho hiệu quả cao, cải thiện được tình trạng khó khăn mà nhiều năm qua người dân nơi đây không thể thực hiện được”.

Nhờ sự nghiên cứu về dinh dưỡng, độ mặn, phèn tiềm tàng trong đất mà các chuyên gia khoa học đã đưa ra giải pháp bón phân, vôi, rửa phèn, mặn hợp lý. Việc chăm sóc lúa trong giai đoạn nắng hạn cùng với ao trữ nước ngọt được thực hiện ngay từ đầu đã giúp mô hình trồng 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm thành công. Lúa phát triển tốt, tạo môi trường trong sạch cung cấp cho ao nuôi tôm thâm canh, nên một số hộ nuôi quảng canh cải tiến thu nhập tăng hơn so với cách nuôi trước khi thực hiện mô hình.

Nhờ môi trường nuôi sạch được cấp từ nước trên ruộng lúa và mật độ thưa (15 con/m2 đối với tôm sú và 20-30 con/m2 đối với tôm thẻ) nên tôm mau lớn, ít dịch bệnh. Hiện tại, với 2 ao nuôi tôm sú mật độ 8 con/m2, thời gian gần 3 tháng tôm đạt trọng lượng 40-50 con/kg, với giá tôm hiện tại, anh Sử sẽ thu về vài chục triệu đồng.

Nhân rộng mô hình

Bên cạnh hiệu quả trên mô hình nuôi bán thâm canh thì loại hình nuôi quảng canh cải tiến và truyền thống cũng cho hiệu quả bền vững và năng suất, thu nhập cao. Do thực hiện hiệu quả vụ lúa nên môi trường đất, nước phù hợp cho con tôm quảng canh phát triển, ít dịch bệnh nên thu nhập của người dân thực hiện trong mô hình ngày càng ổn định.

Ông Dương Thanh Dũng, Bí thư Chi bộ ấp Thị Tường, người thực hiện mô hình, cho biết: “Do bà con thực hiện theo mô hình nên số lần thả giống 1 năm chỉ 4-5 đợt cùng 1 đợt cua, thu nhập trung bình mỗi năm 150 triệu đồng/ha, có nhiều hộ đạt 200 triệu đồng từ tôm và cua. Từ đó, nhiều hộ dân trong ấp tự nguyện học hỏi kinh nghiệm và làm theo”.

Từ 6 hộ sản xuất theo mô hình nay tăng lên 18 hộ, tất cả đều nuôi theo dạng tuần hoàn nước xanh. Trong đó, ngoài thành công bên mô hình nuôi bán thâm canh trên tôm sú và tôm thẻ thì diện tích cấy lúa, nuôi quảng canh truyền thống và luân canh tôm, cua đều cho năng suất và thu nhập tăng theo từng vụ nuôi.

Phân Viện phó Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản Minh Hải Nguyễn Công Thành, đơn vị thực hiện dự án, đánh giá: “Qua thực hiện nhiều dự án, mô hình tính đến thời điểm này có thể nói nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh mật độ thưa theo mô hình tuần hoàn nước xanh cho hiệu quả nhất. Năng suất cả tôm và lúa qua từng vụ nuôi luôn ổn định và cho thu nhập cao. Từ đó, người dân ngày càng ý thức hơn trong việc duy trì mô hình này”./.

Bài và ảnh: Diệu Lữ

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.