ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 5-7-24 23:50:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy thế mạnh kinh tế tập thể

Báo Cà Mau Nhằm liên kết, nâng cao giá trị đầu ra, xây dựng thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường, xã Tân Trung (huyện Ðầm Dơi) thành lập Hợp tác xã (HTX) nuôi chồn hương, hoạt động hiệu quả.

Những năm qua, nghề nuôi chồn được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Trung thực hiện, đạt kết quả khả quan. Với mong muốn cung ứng sản phẩm chất lượng, xây dựng thương hiệu trên thị trường, năm nay, xã Tân Trung tập hợp các hộ nuôi chồn hương ở địa phương, thành lập HTX nuôi chồn hương với 28 thành viên.

Theo đó, HTX là nơi để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, con giống, từ đó tăng chất lượng cũng như số lượng chồn. Giám đốc HTX, anh Nguyễn Hoàng Nam (ấp Thành Vọng) cho biết: “Nếu như trước đây sản xuất riêng lẻ, nhiều hộ nuôi không có được nguồn giống chất lượng, bị thương lái ép giá, lợi nhuận thấp, thì nay vấn đề được giải quyết, khi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại, HTX hoạt động tốt khi đảm bảo các yếu tố chung, nhiều hộ tăng thu nhập gấp hai, gấp ba so với trước”.

Riêng anh Nam nuôi chồn hương từ năm 2019, khi đó, trong một lần đến thăm mô hình nuôi chồn hương ở huyện Ngọc Hiển, anh mua một cặp chồn bố mẹ về nuôi thử. Chồn sau 12 tháng nuôi đã bắt đầu sinh sản, lần đầu tiên, chồn đẻ được 4 con. Thấy vậy, anh Nam mở rộng chuồng, tăng diện tích, số lượng con giống.

Nuôi chồn ít tốn công chăm sóc, tuy nhiên phải vệ sinh chuồng trại và nguồn thức ăn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và sinh sản của chồn.

Anh Nguyễn Hoàng Nam có 5 năm kinh nghiệm nuôi chồn.

Anh Nam chia sẻ: “Thức ăn chính của chồn là cá và chuối, cá phải là cá tươi, làm sạch trước khi cho ăn, vì có như vậy mới đảm bảo đường ruột của chồn. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng và chiều. Nguồn thức ăn cho chồn, tôi tận dụng cá phi trong vuông và chuối trồng ở đất vườn nên hạn chế chi phí, từ đó tăng lợi nhuận”.

Anh Nam chủ yếu bán chồn giống, đó là giống chồn cam cao lớn, dễ tiêu thụ. Mỗi năm anh Nam xuất bán 3 lứa chồn giống, mỗi cặp chồn giống có giá 6-8 triệu đồng (tuỳ kích cỡ), thu về lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Khác với anh Nam, ông Trần Bá Vui, ấp Trung Can, nuôi chồn thương phẩm. Năm 2020, ông Vui đầu tư hơn 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua con giống.

Ông Trần Bá Vui với trang trại chồn với số lượng trên dưới 100 con thu về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.

"Khi mới nuôi, tôi cũng gặp khó khăn trong khâu chăm sóc, phòng bệnh. Nhưng khi tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật từ người nuôi trước cũng như trên các trang mạng, tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nhờ đó nuôi thành công, chồn sinh trưởng tốt hơn".

Ông Vui chia sẻ: “Chồn cái thì tôi để lại, tiếp tục nuôi để gây giống, còn con đực thì nuôi bán thương phẩm. Trước đây chưa vào HTX, bán lẻ thường bị thương lái ép giá. Hiện tại, các thành viên liên kết sản xuất, tạo được thương hiệu, nâng cao giá trị đầu ra”.

Chồn thương phẩm giá 1,2-1,4 triệu đồng/kg. Với quy mô nuôi 100 con, mỗi năm ông Vui thu về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Ông Dương Tấn Thâu, Phó chủ tịch UBND xã Tân Trung, đánh giá: “Những năm qua, mô hình nuôi chồn phát triển mạnh ở địa phương, một phần là vì ít chi phí nhưng lợi nhuận cao; hơn nữa, chồn có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước đây một số hộ nuôi riêng lẻ thường bị thương lái ép giá, nên HTX nuôi chồn được thành lập, nhằm liên kết sản xuất, tăng lợi nhuận, đảm bảo cho nghề nuôi phát triển bền vững”./.

 

Phương Thảo

 

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Xã khó khăn nỗ lực giảm nghèo

Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 8,3%. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân, xã đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

“An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Chi hội trưởng tiêu biểu

Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Ðịnh hình diện mạo cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là công trình quan trọng, điểm nhấn cuối trong trục hành lang kinh tế Ðông - Tây, từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) xuyên qua Phú Tân, Cái Nước, kéo dài đến Ðầm Dơi và sang thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Công trình trọng điểm này được tỉnh chọn là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII.

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Tiếp sức cho doanh nghiệp, người nộp thuế

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT), Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NÐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ðây là một trong những chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho DN vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.