ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 12:22:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy tín dụng chính sách cho giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau

Một trong những giải pháp quan trọng góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của tỉnh thời gian qua là phát huy hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Bạc Liêu. Từ việc được tiếp cận nguồn vốn, sử dụng đúng mục đích, nhiều người đã có việc làm, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo.

Hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế ở các xã vùng ven TP. Bạc Liêu.

GIẢI PHÁP CĂN CƠ

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo, cận nghèo toàn tỉnh là 26.252 hộ, chiếm tỷ lệ 11,63%. Trong đó, có 11.497 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,09% và 14.755 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,54%.

Để giải quyết bài toán giảm nghèo bền vững, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp khác thì giải pháp hỗ trợ vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo được xác định là giải pháp căn cơ, hiệu quả và thiết thực. Bởi qua điều tra nguyên nhân dẫn đến nghèo và tái nghèo phần lớn là do thiếu vốn để phát triển kinh tế hộ. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách thì phải vay “nóng” với lãi suất cao - đôi khi còn cao hơn lợi nhuận của hộ nghèo thu được. Trước thực tế này, Ngân hàng CSXH đã thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, đây cũng được xem là một trong những công cụ “đòn bẩy” kinh tế của Nhà nước, nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống; góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Thời gian qua, hoạt động tín dụng CSXH và công tác cho vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, căn bản, toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Mặc dù còn những khó khăn nhất định về nguồn lực, song Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã trích ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH để người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn vay. Điều này cho thấy sự quan tâm, quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đến nay, nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH là 374,5 tỷ đồng, chiếm 11% tổng nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh.

Trong năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã cho 23.570 lượt khách hàng vay với tổng số tiền là 828 tỷ đồng. Trong đó, tập trung vào các chương trình, đối tượng: hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh - sinh viên, hộ gia đình sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn; cho vay cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm... Được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đầu tư vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, phát triển dịch vụ... Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024.

Lao động nông thôn được giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ảnh: K.T

KHÔNG NGỪNG PHÁT HUY HIỆU QUẢ

Với việc tăng cường tín dụng chính sách cho các đối tượng thụ hưởng đã mang lại những kết quả đáng phấn khởi, thể hiện qua con số: từ tỷ lệ hộ nghèo vào đầu năm 2024 là 1,71%, giảm còn 0,69% vào cuối năm 2024. Trong số những hộ thoát nghèo thì có gần 100% hộ đều được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH. Đồng thời, giúp tạo việc làm cho 6.459 lao động; giúp 290 học sinh - sinh viên được vay vốn đóng học phí và trang trải một phần chi phí sinh hoạt, học tập; tham gia xây dựng được 13.969 công trình nước sạch và cầu vệ sinh ở khu vực nông thôn, góp phần giúp nhiều địa phương đạt tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu…

Từ những kết quả trên, có thể khẳng định các chương trình tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo; cơ sở hạ tầng ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vùng sâu, vùng xa tiếp tục được quan tâm đầu tư; đời sống người nghèo không ngừng được cải thiện, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững; kết quả giảm nghèo của tỉnh hằng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra.

Mặt khác, cùng với các nguồn lực khác để tập trung đầu tư thực hiện xây dựng NTM như: đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở y tế đạt chuẩn, xây dựng trường học, cơ sở vật chất văn hóa..., thì nguồn vốn tín dụng chính sách cũng góp phần không nhỏ. Đó là thông qua việc đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế làm tăng thu nhập bình quân của hộ dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo (cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ chính sách), giúp địa phương tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn (cho vay cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn). Song song đó, thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp cho lao động nông thôn, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu ngành nghề..., từ đó góp phần đạt các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng chính sách cũng góp phần vào việc đảm bảo quốc phòng - an ninh thông qua việc cho vay tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ hạn chế được những phát sinh tệ nạn xã hội đối với những đối tượng không có việc làm, thất nghiệp, đối tượng hoàn lương…

TRẦN QUANG

Gắn đào tạo với thực tiễn

Nắm bắt xu hướng đào tạo hiện đại của nhiều trường hiện nay là gắn chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp, thời gian qua, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau (Phân hiệu) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động mở rộng kết nối, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từng bước làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập.

Nối dài cánh tay an sinh

Hình ảnh những nhân viên thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến từng hộ dân, tận tình giải thích chính sách, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu phí, mà còn là những "cánh tay nối dài" đưa chính sách an sinh nhân văn của Nhà nước đến với người dân.

Cà Mau tăng kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động là ưu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cà Mau, nhằm nâng cao tay nghề học viên và mở rộng cơ hội việc làm, góp phần cân bằng cung – cầu lao động địa phương.

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bạc Liêu

Trường Đại học Bạc Liêu (thuộc UBND tỉnh Cà Mau) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Tăng cường quản lý, mở rộng mạng lưới thu BHXH, BHYT

Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, diễn ra sáng 10/7, ông Lê Hùng Cường, Phó Giám đốc BHXH Khu vực XXXII nhấn mạnh: “Công tác truyền thông phải chủ động, tiếp cận từng hộ dân, khu dân cư, nhất là nơi có tỷ lệ tham gia thấp, để chính sách bảo hiểm thực sự đến với người dân, không dừng lại trên giấy”.

Trụ cột vững chắc cho tương lai người lao động

Không ai có thể dự đoán ngày mai sẽ xảy ra điều gì. Nhưng với bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có thể yên tâm rằng dù có biến cố nào xảy ra, họ vẫn có một “tấm khiên” vững vàng che chở cho tương lai của mình.

Bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáng 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” dành cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên Hàn Quốc giao lưu, hỗ trợ CNTT tại Trường Đại học Bạc Liêu.

Từ ngày 7-20/7, nhóm sinh viên Hàn Quốc đã đến Trường Đại học Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) làm việc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc với sinh viên địa phương.

Đẩy mạnh đào tạo, đưa người lao động đi nước ngoài làm việc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang được xác định là hướng đi chiến lược. Bởi không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn cải thiện đời sống người dân ở các địa phương trong tỉnh.

Hiệu quả từ thiết bị đào tạo tự làm

Từ những cuộc thi thiết bị đào tạo tự làm đã có nhiều thiết bị được ứng dụng, mang lại hiệu quả trong công tác dạy và học tại các trường đào tạo nghề.