ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-10-24 14:23:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ăn uống lành mạnh ngăn ngừa ung thư

Báo Cà Mau Thực phẩm không chỉ có tác dụng nuôi sống cơ thể, bổ sung năng lượng để duy trì hoạt động thể chất, mà một số loại còn có tác dụng khá tốt trong việc ổn định các chỉ số về đường huyết, tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng, thậm chí còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư hình thành, phát triển.

Một số nghiên cứu khoa học gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Tác dụng của việc ăn uống lành mạnh, sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ có khả năng nhất định trong việc phòng, chống sự hình thành tế bào ung thư.

Bệnh ung thư đang có xu hướng tăng cao. Do vậy, việc sử dụng thực phẩm sạch, giàu giá trị dinh dưỡng, sẽ có tác dụng hạn chế ung thư trong cộng đồng. (Ảnh minh hoạ)

Có đến 13 loại thực phẩm được xem là có những tác dụng vừa nêu như: cà chua, rau cải xanh, các loại đậu, củ nghệ, cà rốt… Những loại thực phẩm được người tiêu dùng sử dụng thường ngày, rất dễ tìm kiếm, giá cả lại bình dân như rau cải (cải xanh, bắp cải, cải bó xôi) thuộc nhóm thực phẩm có tác dụng phòng, chống bệnh ung thư mạnh mẽ nhất. Bởi các loại rau cải này có chứa nhiều chất chống oxy hoá và kháng viêm, cùng với nhiều loại vitamin và các dưỡng chất khác có tác dụng hỗ trợ cơ thể, ngăn ngừa hiệu quả một số loại ung thư.

Theo bác sĩ Đinh Thị Nguyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cà Mau: “Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh rất giàu chất sulforaphane, đây được xem là loại hợp chất có khả năng rất tốt để ngăn ngừa và điều trị có hiệu quả bệnh ung thư. Cũng như bông cải xanh, bắp cải và cải bó xôi còn có thêm chất indole-3carbiol. Đồng thời, các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng này còn có nhiều hợp chất chống oxy hoá và kháng viêm, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển… Do đó, trong chế độ ăn uống thường ngày, tốt nhất mỗi tuần người tiêu dùng nên bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng này, sẽ rất có ích cho khả năng đề kháng của cơ thể”.    

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chất sulforaphane có trong thành phần rau tươi (rau sống), mà chủ yếu là các loại rau họ cải, sẽ có tác dụng làm giảm kích thước và số lượng của tế bào ung thư tuyến vú lên đến 75%. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết, làm giảm kích thước và số lượng các tế bào ung thư khác nhau; chống oxy hoá và giải độc, bảo vệ chống lại các chất gây ung thư.

Một số loại rau xanh, bắp cải, súp lơ, cà chua, đậu… có tác dụng ức chế tế bào ung thư hình thành và phát triển.  (Ảnh minh hoạ: Internet)

Bác sĩ Ngô Minh Phước, Trưởng khoa phòng, chống bệnh không lây nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cà Mau, cho biết: “Sulforaphane là một hợp chất có tác dụng bảo vệ gan, đẩy mạnh quá trình thải độc cơ thể và ngăn ngừa ung thư. Chất này có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải, cà chua, đậu và ở một số loại rau xanh khác, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, người dân cũng cần tránh lạm dụng thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo của động vật; thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao… Thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa được bệnh ung thư, mà còn tăng cường sức đề kháng, làm cho cơ thể luôn khoẻ mạnh”.

Lựa chọn và áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách, hợp lý là rất cần thiết và quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư, căn bệnh đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Do vậy, người dân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cần thiết, hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm an toàn. Song song đó, cần tích cực vận động thể chất và hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ như: rượu, bia, thuốc lá… Cần tránh tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại nguy hiểm khác./.

Phương Vũ

 

Chủ động kiểm soát dịch bệnh

Năm học mới đã bắt đầu hơn 1 tháng, tuy nhiên thời điểm này thời tiết mưa nắng bất thường, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, lây lan nhanh và bùng phát thành dịch, đe doạ đến sức khoẻ của học sinh. Trên địa bàn TP Cà Mau, dịch bệnh sởi có chiều hướng gia tăng ở một số xã, phường nên công tác phòng, chống dịch đang được các địa phương tích cực quan tâm.

Người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết

Tháng 5/2024, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) do Hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin SXH đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, từ ngày 20/9 vừa qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin SXH cho người dân, tại gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc, trong đó có VNVC Cà Mau.

Cách làm hay của trạm y tế vùng sâu

Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân đã có cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Trẻ hay mắc bệnh, phát triển kém mặc dù đã được bổ sung đầy đủ các chất nhưng trẻ vẫn không lên cân, thậm chí còn còi xương, chậm lớn là điều khiến không ít phụ huynh lo lắng và băn khoăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do bé kém hấp thu, dẫn đến không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo ông Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau: "Ðơn vị vừa xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão, lụt năm 2024".

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.