ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 11:53:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý hộ kinh doanh trên nền tảng số

Báo Cà Mau Được đánh giá là một trong những giải pháp quản lý kinh doanh hiệu quả, Bản đồ số hộ kinh doanh (HKD) được triển khai sẽ giúp cung cấp đầy đủ thông tin các HKD trên nền tảng số. Từ đó, tự mỗi đơn vị HKD sẽ theo dõi các hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời, ngành chức năng có thể nắm tình hình hoạt động của HKD, nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát thị trường cũng như đảm bảo nghĩa vụ của người nộp thuế.

Quy định của Luật Quản lý thuế số 38 và Thông tư số 40 Bộ Tài chính đã có quy định về việc công khai thông tin trong công tác quản lý thuế đối với HKD và cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, trước đây, việc công khai thông tin HKD được thực hiện theo hình thức thủ công và công khai trên website của ngành thuế mới đang ở dạng danh sách, chưa được thể hiện một cách trực quan, chưa hỗ trợ tra cứu và tìm kiếm một cách dễ dàng.

Toàn tỉnh có 23 ngàn HKD. Cục Thuế đã chỉ đạo các chi cục thuế khu vực tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn sử dụng bản đồ số đến các HKD.  (Ảnh minh hoạ, chụp tại Co.op Mart Cà Mau).

Bên cạnh đó, việc công khai do từng địa phương tổ chức thực hiện nên thông tin công khai không được cập nhật trên cùng một hệ thống tập trung dẫn đến việc khai thác, tra cứu, phân tích dữ liệu quản lý không được thuận tiện, khó thực hiện việc chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Trước bất cập đó, để thực hiện tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hoá công tác quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã triển khai chức năng Bản đồ số HKD áp dụng trong toàn ngành thuế để nâng cao hiệu quả việc công khai thông tin HKD theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Ông Nguyễn Văn Bé, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau, đánh giá: “Toàn tỉnh có 23 ngàn HKD. Bản đồ số HKD sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ cơ quan thuế quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách. Ðồng thời, cũng hỗ trợ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các hộ kinh doanh thực hiện việc phản hồi thông tin đến cơ quan thuế về công tác quản lý thuế HKD của cơ quan thuế địa phương, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế”.

Về nguyên tắc vận hành, Bản đồ số HKD là tập hợp các thông tin đã được mã hoá và lưu trữ dưới dạng số, các thông tin phải công khai đối với HKD theo quy định tại khoản 3, Ðiều 18; khoản 3, Ðiều 51, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Ðiều 13, Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bản đồ số HKD được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile để tạo điều kiện thuận lợi cho HKD, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác tra cứu, phản hồi thông tin trên thiết bị thông minh cầm tay mọi lúc, mọi nơi.

Bản đồ số HKD được cài đặt, quản lý và vận hành tập trung tại Tổng cục Thuế, các thông tin được cập nhật tự động, thường xuyên, liên tục từ thông tin do cơ quan thuế đã phê duyệt công khai trên webside của Cục Thuế theo Quy trình quản lý thuế đối với HKD ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QÐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế.

Lộ trình triển khai chức năng Bản đồ số HKD qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ ngày 1/8-31/12/2023 triển khai tại 5 Cục Thuế (Hà Nội, Bình Ðịnh, Long An, Thanh Hoá, Hoà Bình); giai đoạn 2: Từ ngày 1/2/2024 đối với 58 cục thuế còn lại, trong đó có tỉnh Cà Mau. 

Bản đồ số HKD sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thực hiện việc phản hồi thông tin đến cơ quan thuế, góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế.

Ðể hỗ trợ cơ quan thuế quản lý tốt người nộp thuế, chống thất thu ngân sách, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế phản hồi thông tin đến cơ quan thuế về công tác quản lý thuế HKD của cơ quan thuế địa phương, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương, Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế để tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn sử dụng Bản đồ số HKD đến toàn thể doanh nghiệp, HKD, người dân, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện.

Ông Nguyễn Minh Vương, Trưởng phòng Quản lý HKD, cá nhân và thu khác (Cục Thuế), cho biết, Cục Thuế đã có văn bản yêu cầu các chi cục thuế khu vực báo cáo UBND các huyện, TP Cà Mau để chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể HKD, doanh nghiệp, người dân, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức khác về mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn sử dụng chức năng Bản đồ số HKD trên địa bàn”.

“Ðặc biệt, chỉ đạo các đội chức năng tổ chức rà soát, hiệu chỉnh dữ liệu của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế trên địa bàn quản lý (kể cả hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế) như: tên người nộp thuế, bảng hiệu (nếu có), mã số thuế, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu, mức thuế. Ðồng thời, lưu ý thông tin này cần cập nhật chuẩn xác từ kỳ tính thuế tháng 1/2024 để ngành thuế tiến hành áp dụng theo lộ trình của Tổng cục Thuế đúng tiến độ đề ra”, ông Nguyễn Minh Vương thông tin thêm.


Ðể thuận tiện khai thác các tính năng Bản đồ số HKD, người nộp thuế (NNT) thực hiện theo các trình tự sau:

Ðể Tra cứu hộ kinh doanh, NNT thực hiện theo các bước:

Bước 1: Mở phần mềm eTax Mobile, NNT chọn phân hệ Tiện ích -> Tra cứu hộ kinh doanh.

Bước 2: Hệ thống hiển thị màn hình tra cứu theo các điều kiện tìm kiếm. NNT nhập các điều kiện tìm kiếm như: tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, Chọn loại danh sách, Kỳ lập bộ, nhấn Tra cứu. Hệ thống hiển thị danh sách thông tin HKD theo điều kiện tra cứu. Mặc định hiển thị 10 hộ kinh doanh. NNT thực hiện thao tác kéo xuống dưới để xem tiếp danh sách hộ kinh doanh tại trang tiếp theo.

Bước 3: NNT kích chọn 1 bản ghi, hệ thống hiển thị màn hình Thông tin chi tiết của hộ kinh doanh. NNT chọn biểu tượng  của 1 bản ghi, hệ thống hiển thị màn hình bản đồ số của HKD đã chọn. NNT chọn biểu tượng xem thông tin của các hộ khoán trên bản đồ số tương ứng theo trang.


 

Hồng Nhung

 

Liên kết hữu ích
Phần mềm quản lý bán hàng hiệu quảXưởng đặt áo nhóm giá rẻ, cực hot Đồng hồ rep Tổng kho tủ cơm Quang Huy PlazaTham khảo Đầu tư sinh lời giày chạy bộ nike Xem thêm mẫu áo khoác đồng phục đẹpMua hộp số giảm tốc ở KIDUCO

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.