ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:47:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý thời gian học tập bằng công nghệ

Báo Cà Mau Ứng dụng công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta học tập và quản lý thời gian. Ðối với phụ huynh và học sinh, việc tận dụng công nghệ không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn giảm bớt căng thẳng trong việc quản lý thời gian, đặc biệt là vào đầu năm học mới. Bằng cách áp dụng công nghệ để lên kế hoạch, theo dõi tiến độ và quản lý thời gian hiệu quả, phụ huynh và học sinh có thể cùng nhau tạo ra môi trường học tập tích cực và cân bằng.

Công nghệ thay đổi cách học tập

Trước đây, việc học tập của học sinh thường chỉ xoay quanh những buổi học trên lớp và thời gian tự học tại nhà với sách vở. Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã mở ra nhiều phương pháp học tập mới mẻ, linh hoạt hơn. Những ứng dụng học tập trực tuyến, video bài giảng và nền tảng tài liệu số đã tạo nên một môi trường học tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Cô Trương Trúc Ngoan, giáo viên bộ môn Tin học, Trường THCS Long Hoà (xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi), chia sẻ: “Ngày nay, học sinh có thể tiếp cận kiến thức bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Công nghệ không chỉ giúp các em tự chủ hơn trong học tập mà còn hỗ trợ phụ huynh dễ dàng theo dõi tiến độ học tập của con mình”.

Ứng dụng Quizlet (Ảnh chụp màn hình).

Không thể phủ nhận rằng, một trong những lợi ích lớn nhất mà công nghệ mang lại là khả năng cá nhân hoá việc học. Mỗi học sinh có những điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu học tập riêng biệt. Trước đây, việc học tập theo một chương trình chung có thể không phù hợp với tất cả. Nhưng với các ứng dụng và nền tảng như: Khan Academy (các khoá học, bài tập và thực hành), Edmodo (học tập theo mô hình mạng xã hội), Microsoft To Do (theo dõi tiến độ học tập), My Study Life (lập thời gian biểu học tập, theo dõi và kiểm tra), Quizlet (công cụ học tập, thẻ ghi nhớ và lời giải sách giáo khoa)..., học sinh có thể tự thiết kế lộ trình học tập của riêng mình, tập trung vào những nội dung các em thấy cần cải thiện. Ðiều này giúp việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn, thay vì chỉ tuân thủ một cách máy móc theo chương trình học trên lớp.

Tuy nhiên, để việc học tập đạt được hiệu quả cao nhất thì việc lên kế hoạch học tập là kỹ năng không thể thiếu. Hiện nay, các ứng dụng như: Google Calendar (ứng dụng quản lý thời gian), Trello (lập kế hoạch học tập) hay Notion (ứng dụng ghi chép, ghi chú) đã trở thành những công cụ hữu hiệu giúp học sinh và phụ huynh cùng nhau lập kế hoạch học tập chi tiết.

Anh Huỳnh Hoàng Phúc (ấp Chánh Tài, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi), phụ huynh em Huỳnh Khánh Băng, là học sinh Lớp 11A7, Trường THPT Ðầm Dơi, chia sẻ: “Trước đây, con tôi thường gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian học và chuẩn bị cho các kỳ thi. Nhưng từ khi sử dụng các ứng dụng công nghệ, cháu đã có thể tự lên lịch học, phân chia thời gian cho từng môn học và theo dõi tiến độ một cách dễ dàng. Tôi cũng có thể cùng cháu kiểm tra kế hoạch học tập để đảm bảo rằng mọi thứ đều đi đúng hướng”.

Cụ thể, Google Calendar không chỉ giúp học sinh tạo ra các sự kiện học tập, đặt lời nhắc nhở mà còn cho phép phụ huynh cùng tham gia vào việc theo dõi lịch học của con. Nhờ vậy, phụ huynh có thể hỗ trợ con trong việc quản lý thời gian, giúp các em duy trì được sự cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác. Trong khi đó, một số ứng dụng như: Trello, Notion... lại nổi bật với khả năng quản lý công việc linh hoạt và mạnh mẽ. Học sinh có thể tạo ra các bảng công việc, liệt kê những nhiệm vụ cần hoàn thành, và theo dõi tiến độ từng công việc một cách trực quan. Không chỉ vậy, học sinh còn có thể lưu trữ tài liệu học tập, ghi chú và tạo ra các trang wiki cá nhân cho từng môn học.

Các ứng dụng được thiết kế đặc biệt cho học sinh và sinh viên, cung cấp các tính năng quản lý lịch học, theo dõi bài tập về nhà và theo dõi tiến độ ôn tập cho các kỳ thi. Từ đó, giúp học sinh tạo ra danh sách công việc cần làm, đặt ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và theo dõi việc hoàn thành các nhiệm vụ. Với tính năng đồng bộ hoá giữa các thiết bị, học sinh có thể dễ dàng truy cập vào danh sách công việc từ máy tính, điện thoại hay máy tính bảng, theo đó quản lý tiến độ học tập một cách hiệu quả.

Em Lê Ánh Dương, học sinh Lớp 10A15, Trường THPT Ðầm Dơi, học với ứng dụng Quizlet để sử dụng công cụ học tập, thẻ ghi nhớ, theo dõi và kiểm tra.

Em Lê Ánh Dương, học sinh Lớp 10A15, Trường THPT Ðầm Dơi, học với ứng dụng Quizlet để sử dụng công cụ học tập, thẻ ghi nhớ, theo dõi và kiểm tra.

Em Lê Ánh Dương, học sinh Lớp 10A15, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), chia sẻ: “Với tính năng theo dõi tiến độ học tập, nó còn giúp em biết được mình đã nắm vững bao nhiêu phần kiến thức và cần tập trung vào phần nào hơn, em tự tin hơn khi bước vào các kỳ thi hơn trước”.

Cân bằng giữa công nghệ và thực tế

Tuy nhiên, dù công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho việc học tập và quản lý thời gian, phụ huynh và học sinh cũng cần chú ý đến việc cân bằng giữa sử dụng công nghệ và các hoạt động thực tế. Việc quá lạm dụng công nghệ có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và giảm sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Chị Cao Thị Thuý, phụ huynh em Lê Bảo Ngọc, học sinh Lớp 11C2, Trường THPT Cà Mau (TP Cà Mau), cho hay: “Tôi thấy công nghệ rất hữu ích trong việc hỗ trợ con học tập, nhưng tôi cũng khuyến khích cháu tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng xã hội. Gia đình tôi cũng có thói quen dành thời gian cùng nhau chạy bộ, nấu ăn vào cuối tuần để tăng cường sự gắn kết”.

Cân bằng giữa học tập, giải trí và các hoạt động thể chất là chìa khoá để giúp học sinh không chỉ đạt được kết quả học tập tốt mà còn phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ con cái sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Thay vì chỉ giám sát, phụ huynh có thể cùng con lập kế hoạch học tập, sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian và tiến độ, cũng như đồng hành cùng con trong quá trình học tập.

Theo thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi: “Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với con về việc sử dụng công nghệ, khuyến khích con chia sẻ về những ứng dụng học tập mà các em cảm thấy hữu ích. Ðồng thời, phụ huynh cũng nên tham gia vào quá trình lập kế hoạch học tập cùng con, để hiểu rõ hơn về những khó khăn mà các em gặp phải và cùng nhau tìm ra giải pháp”.

Công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc học tập và quản lý thời gian của học sinh. Bằng cách kết hợp giữa công nghệ và thực tế, chúng ta có thể chuẩn bị tốt nhất cho thế hệ trẻ sẵn sàng đối mặt với những thách thức của thế giới hiện đại./.

 

Việt Mỹ

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.