ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 10:30:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rừng tràm vào mùa hạn sớm

Báo Cà Mau (CMO) Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa mưa đã kết thúc, lượng mưa ít so cùng kỳ hàng năm từ 10-30%. Dự báo tình hình khô hạn và xâm nhập mặn sẽ xuất hiện nhanh, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2019-2020 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.

"Hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ rất phong phú và đa dạng về mặt sinh học. Ngoài cây tràm, còn lại vô số thảm thực vật dưới tán rừng hầu hết sinh trưởng, phát triển mạnh vào mùa mưa, chết đi vào mùa khô. Xác bã thực vật tích tụ dần theo thời gian và hình thành lớp thực bì rất dầy, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa khô", đó là nhận định của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau Lê Văn Hải.

Trong gần 60 ngàn héc-ta đất lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang quản lý gần 25 ngàn héc-ta, nằm trên địa giới hành chính 7 xã: Nguyễn Phích, Khánh Hoà, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Tiến (huyện U Minh); Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời); Biển Bạch (huyện Thới Bình). Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cho biết, nhiều năm qua công tác PCCCR luôn đặt lên hàng đầu. Ngay từ đầu năm, đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR trình cấp trên phê duyệt, theo đó tiến hành đắp các đập giữ nước, kéo dài độ ẩm dưới chân rừng. Đồng thời, củng cố, kiện toàn các ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR.

Đến thời điểm này, các cống, đập trên lâm phần đã được khép kín toàn bộ, gồm 8 đập lớn và hàng chục đập nhỏ với khối lượng đào đắp trên 300 m3. Ngoài ra, 11 bửng cống nằm trên các tuyến kênh mương cũng đã được hạ xuống để khép kín toàn bộ. Lượng nước dưới chân rừng hiện tại từ 0,3 cm, ở một số khu vực trũng lên đến 0,5 cm. Nhưng do hạn hán xuất hiện sớm, lượng nước đang sắc cạn nhanh, dự báo công tác phòng chống cháy rừng khó khăn hơn mùa khô các năm trước. "Trên diện tích công ty quản lý đã xác định có 36 khoảnh trên 18 tiểu khu, thuộc 5 liên tiểu khu có khu vực trọng điểm chính dễ cháy. Hầu hết các khu vực trọng điểm cháy là rừng trồng quảng canh trên nền đất trống sau khai thác, cành khô, thảm mục tích luỹ qua nhiều năm, thực bì sậy, dây leo phát triển mạnh với tổng diện tích 2.631 ha", ông Hiếu lo lắng.

Ngay từ đầu mùa khô, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đã ra quân dọn thực bì, chủ động công tác RCCCR.

Trưởng ấp 17, xã Khánh Thuận Nguyễn Văn Tâm cho biết: "Vào những ngày đầu mùa khô, địa phương tổ chức họp dân, ký cam kết trong công tác PCCCR với từng hộ dân sống trên lâm phần. Hầu hết các hộ nhận khoán đất rừng đã định canh định cư ổn định, sản xuất kinh doanh theo mô hình lâm - nông - ngư nghiệp kết hợp. Điều đáng mừng, hầu hết bà con sinh sống trên vùng đệm rừng tràm đều ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống cháy rừng". Anh Tâm cho biết thêm, đa phần rừng trồng của người dân nơi đây được đầu tư kê liếp trồng tràm và keo lai theo kiểu thâm canh. Không vì thế mà chủ quan, lơ là với công tác PCCCR.

Theo kết quả thống kê tình hình cháy rừng những năm qua, khoảng 90% vụ cháy rừng là do con người gây nên. Ông Hiếu cho rằng, giải pháp hiệu quả và tác dụng lớn là tuyên truyền, giáo dục, vận động các hộ dân sống trong khu vực rừng tràm và vùng đệm thuộc 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình thực hiện ký cam kết tham gia bảo vệ rừng, tích cực tham gia phòng chống cháy rừng. Người dân không tự ý đốt đồng, bờ đất làm nương rẫy; Tuyệt đối không vào rừng cấm để săn bắt động vật hoang dã, lấy mật ong trái phép rồi bất cẩn làm rơi lửa gây ra các vụ cháy rừng.

Ngoài công tác vận động người dân, công ty còn liên kết với các đối tác liên doanh, các đơn vị thuê đất trồng rừng làm tốt việc phát dọn và đốt thực bì hai bên đường, dọc theo các tuyến lộ, dọn sạch cỏ toàn bộ lòng kênh và băng xanh ở khu vực được giao khoán. Công ty cũng tổ chức họp dân tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng dân cư về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời thực hiện ký cam kết bảo vệ và phát triển rừng đối với các hộ dân nhận khoán đất rừng; Cùng với các địa phương, đơn vị chủ rừng và các đơn vị thuê đất trồng rừng trên địa bàn ký kết chương trình phối hợp PCCCR./.

Trung Đỉnh

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.