ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 00:24:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Báo Cà Mau Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Qua 2 ngày thi diễn, đêm nay 30/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau diễn ra đêm công diễn những tiết mục tiêu biểu và tổng kết trao giải Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024. Hội diễn được tổ chức trong không khí cả dân tộc kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo, đánh giá cao sự đầu tư của các đơn vị và chất lượng nghệ thuật của các tiết mục.

Hội diễn Nghệ thuật quần chúng năm nay có trên 500 diễn viên của 11 đơn vị tham dự 54 tiết mục ca, múa, chặp cải lương và ca cổ với chủ đề ca ngời về Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, biển đảo, về xây dựng nôn thôn mới… Nhiều tiết mục có sự đầu tư nghiêm túc về nội dung, chủ đề rõ ràng, kết cấu chương trình chặt chẽ, có tính nghệ thuật cao, phục trang đẹp, sang trọng, mang dáng dấp của một hội thi chuyên nghiệp thông qua cách dàn dựng.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban tổ chức, trao giải A cho đơn vị TP Cà Mau và huyện Đầm Dơi.

Nhiều tiết mục làm cho người xem thích thú, xúc động như các tiết mục ca múa: “Thành phố nơi cuối trời” của đơn vị TP Cà Mau, “Việt Nam tôi yêu” của huyện Đầm Dơi, “Khúc ca ngày mới” của Công ty Khí, “Non sông ngàn năm gấm vóc” của huyện U Minh… Nhiều giọng ca mượt mà, sâu lắng lần đầu tiên xuất hiện nhưng đã biểu diễn rất tự tin, ấn tượng như: ca sĩ Như Hằng (TP Cà Mau), Phước Thình (huyện U Minh)... Nhiều tiết mục múa độc lập cũng làm cho người xem nhớ mãi như tiết mục múa: “Hoa hồng giữa biển Đông” của Công ty khí Cà Mau, “Mùa bồn bồn” của huyện Cái Nước, “Bình minh làng cá” của huyện Đầm Dơi, âm nhạc hay, phục trang đẹp, có nhiều ý tưởng sáng tạo, bố cục chặt chẽ...

Ông Phạm Công, Phó bí thư Đảng uỷ Dân Chính Đảng, trao giải A cho các cá nhân.

Hội diễn năm nay có 4 chặp cải lương. Đây là một thể loại rất khó, đòi hỏi các đơn vị phải có người viết giỏi, dàn dựng hay, đặc biệt là phải nắm bắt được những diễn biến đang xảy ra tại địa phương mình, được các đơn vị khai thác rất xuất sắc.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trao giải B cho các đơn vị tham gia hội diễn.

Hội diễn Nghệ quần chúng tỉnh Cà Mau năm 2024 đã vượt xa sự mong đợi về chất lượng nghệ thuật. Ban giám khảo cùng Ban tổ chức rất công tâm chọn ra các tiết mục và đơn vị đoạt giải. Trong đó, 2 giải A tập thể thuôc về Đội văn nghệ TP Cà Mau và huyện Đầm Dơi; 4 giải B thuộc về các đơn vị: Công ty Khí Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, U Minh và Cái Nước; 2 giải C thuộc về huyện Năm Căn và Thới Bình; 3 giải Khuyến khích dành cho Đội văn nghệ huyện Ngọc Hiển, Phú Tân, Trường THPT Cà Mau.

Ban tổ chức còn trao 14 giải A, 16 giải B cho tiết mục: đơn ca, song ca, múa, tiểu phẩm, chặp cải lương… cùng với 5 giải phụ khác.

Tiết mục “Việt Nam tôi yêu’ của đơn vị huyện Đầm Dơi - Giải A tập thể.

Tiết mục “Non sông ngàn năm gấm vóc” của huyện U Minh - Giải A tập thể.

Ca múa “Thành phố nơi cuối trời” của đơn vị TP Cà Mau - Giải A tập thể.

Tiết mục múa độc lập “Hoa hồng giữa biển Đông” của Công ty Khí Cà Mau - Giải A.

Phước Thình, huyện U Minh với ca khúc “Khúc ca vọng đài biển” - Giải A cá nhân.

Giải A Đơn ca "Cà Mau đẹp những mùa hoa" - Biểu diễn Như Hằng, đơn vị TP Cà Mau.

Huỳnh Lâm

 

 

 

 

 

                  

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh