ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 13:37:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắp xếp chi cục thuế huyện, thành phố: Bước đầu thuận lợi

Báo Cà Mau (CMO) Đó cũng là khẳng định của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Sua khi triển khai thực hiện Quyết định số 520/QĐ-BTC, ngày 13/4/2018, của Bộ Tài chính về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn.

Được  biết, Cà Mau là 1 trong 6 cục thuế tỉnh, thành phố được Tổng Cục Thuế chỉ đạo điểm thực hiện quyết định này. Đến thời điểm hiện tại, mọi thủ tục, công đoạn đã gần như hoàn tất, cơ bản thuận lợi, không có sự xáo trộn lớn về nhân sự cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy ở chi cục thuế khu vực mới sáp nhập.

Theo đề án đến năm 2020 Cà Mau sẽ tinh gọn còn 4/9 chi cục thuế huyện, thành phố.

Theo lộ trình đề án đã phê duyệt, từ năm 2018-2020 Cà Mau sẽ sáp nhập, giảm tối thiểu 50% đầu mối, nghĩa là giảm còn 4/9 chi cục thuế. Cụ thể, trong năm 2018 sẽ sáp nhập Chi cục Thuế  huyện Năm Căn và Ngọc Hiển thành Chi cục Thuế khu vực Năm Căn - Ngọc Hiển và trụ sở được đặt tại huyện Năm Căn. Năm 2019 sẽ sáp nhập chi cục thuế 2 huyện Thới Bình và U Minh (trụ sở đặt tại huyện Thới Bình). Năm 2020, có 3 chi cục thuế các huyện: Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời sẽ sáp nhập và trụ sở tại huyện Cái Nước. Đồng thời, cũng trong năm này, sẽ sáp nhập Chi cục Thuế TP Cà Mau và Chi cục huyện Đầm Dơi và trụ sở đặt tại TP Cà Mau.

Với mục tiêu tinh gọn đầu mối, không làm xáo trộn nhân sự lớn trong nội bộ cơ quan thuế các cấp, đồng thời không làm thay đổi những quan hệ, giao dịch các thủ tục hành chính của cơ quan thuế với người nộp thuế (NNT), vẫn đảm bảo công tác thu ngân sách đạt hiệu quả, ngành thuế Cà Mau đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, phương án bố trí nhân sự của chi cục thuế khu vực theo đề án.

Theo đó, về cơ cấu tổ chức, hiện đã xác định 1 chi cục trưởng và 3 chi cục phó với 6 đội chức năng sẽ đặt tại chi cục thuế khu vực; 2 đội thuế liên xã chia đều 2 huyện. Riêng đối với huyện không đặt trụ sở sẽ bố trí bộ phận một cửa chịu trách nhiệm từ nhận đăng ký thuế, miễn giảm, khai thuế, hoàn thuế, tất cả giao dịch thủ tục hành chính với NNT; 1 đội thuế liên xã và 1 phó chi cục trưởng phụ trách, giống như một chi cục thuế thu nhỏ, làm các công việc có liên quan trực tiếp đến NNT.

Như vậy, theo dự kiến, năm 2018 Chi cục thuế khu vực Năm Căn - Ngọc Hiển sẽ quản lý hơn 2.400 tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Trong đó, quản lý hơn 1.800 hộ kinh doanh cá thể. Tổng số thu dự tính sau khi sáp nhập khoảng 67 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 73 tỷ đồng và năm 2020 dự báo sẽ thu 80 tỷ đồng.

Ông Sua nhấn mạnh: “Doanh nghiệp cũng như người nộp thuế không nên hoang mang, lo lắng bởi bố trí nhân sự theo mô hình tổ chức này không làm thay đổi bất cứ thủ tục hành chính nào khi cơ quan thuế giao dịch với NNT. Ngoài ra, hiện tại cán bộ công chức ngành thuế của 2 chi cục được sáp nhập vẫn giữ nguyên, tạm thời không tinh giảm”.

Hiện nay, theo chỉ đạo tất cả giao dịch đã thực hiện ở cấp độ 3 sắp tới tinh gọn thêm bước nữa, cơ quan thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện bước ứng dụng CNTT để phục vụ tốt hơn cho NNT, tiến tới tự động hoá hoàn toàn. Về phân cấp quản lý thu, nhiệm vụ thu ngân sách vẫn giao cho từng huyện, không ảnh hưởng đến số thu, đối tượng quản lý, địa bàn và công tác quản lý hiện không còn giới hạn bởi địa giới hành chính.

Mặc dù mức độ thuận tiện của NNT không bị ảnh hưởng nhiều bởi khoảng cách giữa 2 huyện sáp nhập không lớn (khoảng 18 km) nhưng giao thông đi lại hiện còn hạn chế, một số nơi di chuyển bằng phương tiện thuỷ sẽ khiến công tác thu ngân sách dự báo gặp khó khăn.

Nhìn chung, khâu chuẩn bị đã đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiến hành và báo cáo chính thức phương án cho Tổng Cục Thuế và khi phê duyệt xong, chi cục thuế khu vực huyện Năm Căn - Ngọc Hiển sẽ chính thức đi vào hoạt động./.

Hồng Nhung

Theo Đề án 520 của Tổng Cục Thuế, cả nước trong đợt đầu tiên (từ 1/7/2018) sẽ thực hiện sáp nhập 192 chi cục thuế thành 90 chi cục thuế khu vực, giảm 102 chi cục; trước ngày 1/9/2018, thực hiện sáp nhập thêm 135 chi cục thuế thành 64 chi cục thuế khu vực, giảm 71 chi cục thuế.
Như vậy, trong năm 2018 cả nước sẽ sáp nhập 327 chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành 154 chi cục thuế khu vực, giảm 173 chi cục thuế. Năm 2019, thực hiện sắp xếp lại 53 chi cục thuế quận, huyện, thị xã của 63 cục thuế thành 25 chi cục thuế khu vực, giảm 28 chi cục. Năm 2020 thực hiện sắp xếp lại 168 chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành 78 chi cục thuế khu vực, giảm 90 chi cục.

 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Cà Mau quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

“Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và nếu không có sự đột phá thì cuối năm các chủ đầu tư sẽ không hoàn thành nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại nêu thực trạng tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau hợp nhất, chiều 11/7.

Gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau

Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, nổi tiếng với các đặc sản như tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản khác. Với diện tích và sản lượng tôm lớn nhất cả nước, tỉnh đã chế biến ra nhiều sản phẩm đa dạng từ tôm. Nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Hiện địa phương đang tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, cua thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia 5 sao, nhằm nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.