ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 13:30:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo đột phá cho nông sản chủ lực

Báo Cà Mau Ðược thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau nhiều năm qua đã cho ra đời những sản vật không chỉ làm nức lòng người dân trong nước mà cả thực khách nước ngoài. Tuy nhiên, dù nhiều và độc đáo nhưng hiện nay những sản phẩm này hiện vẫn chưa thể giúp nông dân Cà Mau làm giàu.

Trong những ngày cuối năm tôi có dịp công tác đến một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP Hồ Chí Minh. Tại đây, nhiều nhà đầu tư đã có những đánh giá và cái nhìn hết sức lạc quan về sự phát triển các mặt hàng chủ lực của tỉnh Cà Mau trong tương lai: con tôm, con cua, khô cá bổi, chuối… sẽ tiếp tục tạo những bước đột phá mới nếu được tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học.

Nhiều sản phẩm độc đáo

Không phải ngẫu nhiên mà Tập đoàn Việt Úc quyết định đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng trại sản xuất giống chất lượng cao trên địa bàn tỉnh với quy mô trên 50 ha, công suất khoảng 8 tỷ con giống mỗi năm. Ngoài ra, theo kế hoạch phát triển trong năm 2017, tập đoàn tiếp tục xây dựng trại sản xuất tôm sú giống và cua giống với quy mô 65 ha cũng như khu sản xuất phức hợp tôm chất lượng cao với diện tích 200 ha.

Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là mô hình đang được tỉnh khuyến khích phát triển để nâng cao giá trị mặt hàng tôm. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học của ông Trương Tuấn Kiệt, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước).

Ông Vũ Ðức Trí, Giám đốc Quản lý Doanh nghiệp Tập đoàn Việt Úc, đánh giá: “Cà Mau là điểm đến mơ ước của ngành tôm, bởi vùng đất này có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.

Ông Trí phân tích, không chỉ diện tích vùng nuôi lớn, gần 300.000 ha mà lao động của tỉnh rất lành nghề trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Ðặc biệt, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nghề nuôi thuỷ sản, nhất là con tôm. Nhiều sản phẩm như con tôm hay con cua của Cà Mau đã nổi tiếng gần chục năm nay chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng rất đặc trưng nơi đây. Vì vậy, tập đoàn tự tin đầu tư mạnh mẽ vào Cà Mau và sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng từ quy mô đến loại hình.

Là đơn vị khá thành công khi đầu tư vào vùng đất Cà Mau, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh Saigon Co.op đã có 3 dự án và 1 chương trình đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Tranh, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chia sẻ, chương trình kết nối với người nông dân trên địa bàn tỉnh đã đưa những sản phẩm đặc sản của vùng đất Cà Mau vào trong toàn hệ thống 84 siêu thị Co.opMart và 94 điểm bán lẻ trong cả nước. Ðây là chương trình đang được quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Saigon Co.op.

Bà Tranh đánh giá, Cà Mau là vùng đất với rất nhiều đặc sản, tiêu biểu như tôm đất, ba khía, cua… mà mỗi khi nhắc đến là thèm. Hằng năm, toàn bộ hệ thống siêu thị tiêu thụ khoảng 500 tấn mặt hàng này.

Lợi thế là vậy, nhưng hiện nay những sản phẩm đặc trưng và là thế mạnh của tỉnh vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, ngoại trừ con tôm. Một trong những nguyên nhân mà theo bà Tranh nhận định chính là nông dân chưa tiếp cận được với khoa học - kỹ thuật hiện đại nên sản phẩm hàng hoá chưa đảm bảo chất lượng, mẫu mã chưa bắt mắt. Bên cạnh đó, một số hộ dân còn chạy theo lợi nhuận trước mắt nên đôi lúc chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.

“Nếu tổ chức sản xuất tốt, sản phẩm đảm bảo chất lượng thì Co.opMart có thể tiêu thụ các sản phẩm này tăng gấp đôi hiện nay”, bà Tranh khẳng định.

Linh động trong tổ chức sản xuất

Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đặc biệt là các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, xây dựng phương án phát triển sản xuất sát với lợi thế của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn... là mục tiêu mà tỉnh đặt ra từ nay đến năm 2020 trên lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp.

Cụ thể, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp bình quân hằng năm khoảng 4%. Ðến năm 2020, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đạt khoảng 20.000 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt từ 120.000 ha trở lên; nhằm đạt mục tiêu tổng sản lượng thuỷ sản 5 năm (2016-2020) là 2,8 triệu tấn.

Từ mục tiêu trên có thể thấy, con tôm hiện nay vẫn được xác định là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Từ đó, hướng đi cho mặt hàng này trong những năm tiếp theo là: “Phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghiệp tập trung, phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái và quảng canh cải tiến gắn với quy hoạch và kiểm soát dịch bệnh”, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết.

Ông Bằng thông tin thêm, ngành sẽ tăng cường công tác quản lý sản xuất theo quy hoạch đã được duyệt, nhất là nuôi tôm công nghiệp để tránh phát triển tự phát, gây khó khăn cho quản lý, kiểm soát dịch bệnh.

Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, tỉnh đã xác định 6 ngành hàng nông sản chủ lực là: lúa chất lượng cao, keo lai, cá bổi, tôm sinh thái, cua biển và chuối. Ðây là những ngành hàng hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phát cho nền nông nghiệp của tỉnh bởi đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện thổ nhưỡng, có khả năng phát triển thành vùng nguyên liệu lớn cũng như nhu cầu thị trường...

Một giải pháp được đề ra song song với chiến lược phát triển trên là việc xây dựng và phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, điểm liên kết sản xuất, để tạo chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất cũng như đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, tỉnh đang ưu tiên đầu tư cho các dự án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, cũng như những khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, chế biến những sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu…; đẩy nhanh tiến độ nhân rộng các mô hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững.

“Ngành sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch thuỷ lợi tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất đa mục tiêu và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Bằng cho biết./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.