ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:00:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh niên Khmer làm kinh tế giỏi

Báo Cà Mau Với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh Kim Văn Vũ, dân tộc Khmer, ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã không ngại khó, ham học hỏi, mạnh dạn lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp để áp dụng, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên khá giả.

Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, anh Vũ từng có thời gian làm việc ở TP Hồ Chí Minh, do hoàn cảnh gia đình đơn chiếc nên năm 2020 anh trở về quê, quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.

Sau khi chịu khó tìm hiểu, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, anh Vũ bắt tay vào chăm sóc 2 ha nuôi tôm, cua, kết hợp thả xen sò huyết. Mỗi năm anh thu hoạch 3 vụ, trừ chi phí còn thu nhập 200 triệu đồng. Ðể nâng cao hiệu quả kinh tế, anh còn chăn nuôi thêm gà, cá, ếch thịt.

Anh Kim Văn Vũ chăm sóc lứa gà con mới nở.

Anh Kim Văn Vũ chăm sóc lứa gà con mới nở.

Theo anh Vũ, mỗi vật nuôi có những đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên anh thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật để áp dụng và chăm sóc. Nhờ vậy, vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, từ đó có nhiều khách hàng tin tưởng tìm đến mua nên đầu ra ổn định.

Riêng về nuôi ếch, anh Vũ chia sẻ: “Ngoài thức ăn công nghiệp, nhờ nguồn cá tạp có sẵn trong vuông làm nguồn thức ăn tự nhiên nên việc nuôi ếch khá thuận lợi. Nuôi ếch trong bể xi măng không cần diện tích lớn, có hệ thống van để xả cấp nước. Ðể nuôi đạt hiệu quả thì chất lượng con giống phải đảm bảo, không để ô nhiễm nguồn nước. Từ khi bắt đầu nuôi đến khi xuất bán là 2,5 tháng, giá bình quân từ 45-50 ngàn đồng/kg”.

Ếch nuôi hơn 2 tháng đã cho thu hoạch với kích cở từ 5 con/kg.

Không chỉ sản xuất giỏi, anh Vũ còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động Ðoàn. Ðược tín nhiệm bầu làm Phó trưởng ấp Tấn Ngọc từ năm 2021, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động đoàn viên, thanh niên, người dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo, nâng cao đời sống.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, không chỉ gương mẫu đi đầu thực hiện, mà anh còn tích cực tuyên tuyền, phổ biến các phong trào do cấp trên phát động, vận động người dân cùng tham gia như: giữ gìn vệ sinh môi trường, hiến đất làm đường giao thông, chỉnh trang khuôn viên hộ...

Anh Trần Quách Ty, Bí thư Xã đoàn Ngọc Chánh, cho biết: “Xã có 88 đoàn viên, trong đó có 3 đoàn viên là người dân tộc Khmer và anh Kim Văn Vũ là một trong số đó. Anh không chỉ là thanh niên chí thú phát triển kinh tế gia đình mà còn năng động, sáng tạo, tiên phong trong mọi phong trào, năng nổ với công tác Ðoàn cũng như các phong trào do địa phương phát động. Anh nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đoàn viên có nhu cầu học hỏi, phát triển kinh tế, lập nghiệp tại địa phương”./.

 

Tiểu Ái

 

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Cục Quản lý thị trường kiểm tra trên 900 vụ

Năm 2024, các đội quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ). Theo đó, xử lý vi phạm hành chính gần 5,6 tỷ đồng, tổng số tiền thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 5,7 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm trong kỳ trên 1,7 tỷ đồng. Kết quả trên đạt 163,24% chỉ tiêu thi đua Tổng cục QLTT giao và 158,7% chỉ tiêu phấn đấu của cục.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.