ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 07:08:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Báo Cà Mau Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Theo người dân nơi đây, sò huyết chịu được độ mặn cao, phù hợp với vùng vuông lấy được nước ra vào. Ðặc biệt, vùng đất Hoà Tân gần cửa sông lớn nên lượng phù sa dồi dào, đây là nguồn thức ăn chính của sò. Sò huyết ít bệnh, đỡ tốn công chăm sóc, do thức ăn từ tự nhiên trong đất, nên người dân nơi đây rất chuộng nuôi.

Lớp học ứng dụng nhân rộng mô hình nuôi sò huyết tại ấp Cái Su như tiếp thêm sức mạnh để người dân nơi đây làm kinh tế. Lớp gồm 30 người, mỗi học viên sau khi học lý thuyết được thực địa trên vuông nuôi. Có 3 hộ được đầu tư mô hình trình diễn để bà con tham quan học hỏi.

Bà Lê Thị Thuỳ Linh, cán bộ Phòng Kinh tế TP Cà Mau (Chủ nhiệm lớp học ứng dụng nhân rộng mô hình nuôi sò ở ấp Cái Su), cho biết: “Nếu như cách học truyền thống ngày xưa chỉ dạy lý thuyết thì với mô hình này, giảng viên hướng dẫn cả lý thuyết lẫn thực hành nên người dân dễ dàng tiếp cận. Sau lớp học, không chỉ học viên trong lớp thực hiện mà nhiều người dân lân cận cũng làm theo”.

3 học viên lớp học đã thả 7 triệu đồng tiền sò giống và thu hoạch, trừ chi phí còn lãi trên 30 triệu đồng, sau 7 tháng thả nuôi thí điểm. Mỗi vuông thả nuôi 72 kg sò giống (do là mô hình thí điểm nhân rộng), bình thường người dân thả tầm khoảng 100-200 kg sò giống/ha.

“Tỷ lệ sống của con sò đạt trên 50%; sò chỉ hao hụt do thời tiết và môi trường đất từng vuông nuôi. Nuôi sò không cần cho ăn, giá cả lại ổn định. Ðây là vật nuôi phù hợp và bền vững, kể cả đối với những hộ ít đất và ít lao động”, bà Thuỳ Linh chia sẻ.

Hiện nay, trên địa bàn ấp có hơn 50 hộ nuôi sò huyết. Người người nuôi, nhà nhà nuôi, tinh thần của bà con rất hăng say, phấn khởi với loại hình nuôi này vì có giá trị kinh tế cao.

Gia đình anh Nguyễn Văn Sơn thả nuôi hơn 200 kg sò giống, sau gần 7 tháng cho thu hoạch, lãi gần 40 triệu đồng. Anh Sơn cho biết: “Sò huyết có thể nuôi lâu dài trong vuông tôm, không cần phải thu hoạch đúng vụ như con tôm, đặc biệt là không tốn chi phí thức ăn và công chăm sóc. Nếu gặp thời điểm giá sò huyết sụt giảm, người nuôi hoàn toàn có thể trữ lại chờ giá tăng để nâng cao thu nhập. Tôi nuôi sò đã 6 năm nay rồi, chưa thất vụ nào. Mỗi vụ lời ít hay nhiều tuỳ thuộc vào thời tiết và con giống thôi”.

Thu hoạch sò nuôi trong vuông tôm tại gia đình anh Sơn, chị Quýt.

Thu hoạch sò nuôi trong vuông tôm tại gia đình anh Sơn, chị Quýt.

Mỗi hộ dân nuôi ít nhất cũng 0,2 ha, nhiều nhất trên 0,6 ha. Thu nhập từ nuôi sò huyết tuy là kinh tế phụ nhưng cũng vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chị Hồ Thị Quýt (vợ anh Sơn) cho biết: “Tôm, cua còn có lúc trúng, lúc thất, chớ con sò này lúc nào cũng cầm chắc có thu hoạch, lại không bị rớt giá, dội chợ”.

Mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm đang mang lại hiệu quả tích cực cho đời sống người dân xã Hoà Tân cũng như một số địa phương vùng ven TP Cà Mau, tạo động lực để phát triển mô hình kinh tế quy mô lớn, đem lại nguồn thu nhập khá ổn định để dần xoá thế độc canh con tôm như hiện tại./.

 

Huệ Như

 

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.