ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 03:50:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thử nghiệm thành công sinh sản và ương sò huyết giống

Báo Cà Mau Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống trong sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức có kinh nghiệm đã thực hiện thành công Dự án “Thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau”. Ðây là dự án khoa học, công nghệ với mục tiêu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản, ương sò huyết giống đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, góp phần ứng dụng khoa học vào sản xuất thực tiễn.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản lớn nhất cả nước, với khoảng 305.000 ha, chiếm gần 30% diện tích nuôi thuỷ sản cả nước và chiếm khoảng 40% vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, mô hình nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Ðầm Dơi, Phú Tân phát triển mạnh; ngoài mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm, còn có loại hình ương nuôi sò huyết trên biển và trên sông.

Ông Hàn Thanh Phong, Phó trưởng phòng Quản lý tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Thư ký dự án, cho biết: “Cà Mau có hơn 305.000 ha nuôi thuỷ sản, trong đó có gần 90% nuôi tôm quảng canh, phần diện tích này thích hợp cho việc nuôi kết hợp các đối tượng khác như sò huyết. Ðồng thời, Cà Mau có rất nhiều bãi bồi có cát pha bùn, thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của sò huyết. Diện tích rừng ven biển của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 26.600 ha, là tiềm năng rất lớn cho việc nuôi sò huyết”.

Mô hình nuôi sò huyết xen canh trong thời gian qua đã chứng minh được tính hiệu quả, diện tích nuôi ngày càng được mở rộng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, năm 2018, Sở KH&CN có quyết định công nhận kết quả thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm”. Tuy nhiên, một trong những khó khăn, vướng mắc trong phát triển mô hình nuôi sò huyết là không chủ động được con giống tại địa phương, con giống để nuôi hiện nay chủ yếu từ tỉnh khác chuyển đến, môi trường không phù hợp nên khi thả nuôi bị hao hụt nhiều.

Anh Phan Văn Dự, thành viên, kỹ sư chính của dự án, thông tin: “Con giống của các tỉnh Bến Tre, Quảng Bình... khi chuyển về Cà Mau thì tỷ lệ sống chỉ đạt 50%. Qua thời gian thử nghiệm, chọn lựa giống bố mẹ tại Cà Mau, cho sinh trưởng thì tỷ lệ giống khi thả nuôi đạt trên 80%. Ðây là vấn đề đáng phấn khởi, nhận được quan tâm của người nuôi”.

Sò bố mẹ được lựa chọn trong tự nhiên, dùng hình thức tách sò để kiểm tra tỷ lệ ương trứng trên sò.

Ông Phong chia sẻ: “Khi triển khai thực hiện mô hình, các thành viên đã đi thực tế và tham quan rất nhiều mô hình ương sò huyết giống ở Cần Giờ, kỹ thuật nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của giống sò huyết nhân tạo tại tỉnh Bến Tre, sau đó mới bắt tay vào thực hiện. Dự án được triển khai từ tháng 2/2023, đến thời điểm hiện tại đã thành công việc thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất Cà Mau”.

Kiểm tra ấu trùng trong nước.

"Ðể sò phát triển và giảm tối thiểu tỷ lệ hao hụt, các thành viên trong dự án lựa chọn giống bố mẹ tại tỉnh. Có nghĩa là, sẽ thu mua lại lượng sò đến lứa thu hoạch của các hộ nuôi. Sò bố mẹ có khả năng ương trứng giai đoạn từ 7-10 tháng tuổi. Ðể biết được sò có ương trứng hay không thì mình bắt đầu tách sò. Trên cùng diện tích, chỉ cần tách khoảng vài chục con thì đánh giá được tỷ lệ ương trứng của cả diện tích. Sau khi thu mua về sẽ lựa chọn con giống bố mẹ khoẻ mạnh, bắt đầu cho sinh sản. Ðể có chất lượng cao thì sò bố mẹ chỉ cho sinh sản một lần, sau đó bán sò thịt, có như vậy chất lượng sò giống mới đạt chuẩn theo yêu cầu”, anh Dự cho biết thêm.

Đưa lên kính hiển vi kiểm tra chất lượng ấu trùng.

Ðây là lần đầu tiên Cà Mau thực hiện thành công “Sinh sản và ương sò huyết giống”. Dự án này mang ý nghĩa lớn hướng đến tăng cường công tác ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất, giúp người nuôi chủ động về con giống, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi thương phẩm sò huyết, nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên của tỉnh, mở ra hướng phát triển nghề nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vùng ven biển.

Thành công của dự án góp phần cung cấp nguồn giống ổn định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Ðặc biệt là hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu, vì hiện nay nhu cầu xuất khẩu sò huyết ngày càng cao, bởi sò huyết có giá trị dinh dưỡng, đang được tiêu thụ rộng trong và ngoài nước. Các mô hình nuôi sò đang ngày càng được phát triển nên nhu cầu nguồn sò giống phục vụ nuôi thương phẩm ngày càng cao. Vì vậy, thành công của dự án góp phần cung cấp nguồn sò giống phục vụ người nuôi.

“Sau khi dự án thành công thì tài liệu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sò huyết có thể chuyển giao cho các địa phương. Sử dụng nguồn sò bố mẹ được thu gom từ tự nhiên trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chủ động nguồn sò giống cả về chất lượng và số lượng. Sò giống được sản xuất trong tỉnh phục vụ các hộ nuôi, rút ngắn được thời gian vận chuyển, cùng với sự tương đồng về yếu tố môi trường góp phần tăng chất lượng con giống và tăng tỷ lệ thành công cho vụ nuôi”, ông Phong chia sẻ.

Dự án có 2 đợt sản xuất, với quy mô 5 ao/đợt, thể tích 500 m3, với tổng diện tích 2.500 m3; mục tiêu mỗi đợt đạt từ 150 triệu con giống trở lên. Ðến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành 1 đợt, kết quả vượt so với kế hoạch đề ra: 245 triệu con giống (mục tiêu dự án ≥ 150 triệu con giống/đợt), vượt 95 triệu con so với mục tiêu đề ra; với kích cỡ khoảng 7 triệu con/kg (mục tiêu dự án là khoảng 10 triệu con/kg), tăng 30% so với kích cỡ sò giống đề ra. Dự án đang theo dõi, thu thập, phân tích các số liệu để xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau và đang tiếp tục đợt sản xuất thứ hai./.

 

Kim Cương

 

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Khánh An vào mùa thu hoạch bồn bồn

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thế nhưng, nghề trồng bồn bồn trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, hiện đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân và bồn bồn trở thành cây trồng chủ lực tại đây.

Thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh

Ngày 17/8, Ban sáng lập hợp tác xã (HTX) tổ chức Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh, huyện U Minh. HTX được thành lập với 115 thành viên, trong đó có 79 thành viên chính thức, vốn điều lệ ban đầu hơn 250 triệu đồng.

Nuôi tôm sạch, an toàn

Ðể sản xuất thích ứng với thời tiết, thổ nhưỡng, người nuôi tôm không ngừng cải tiến hình thức nuôi. Tại xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, nhiều hộ triển khai phương thức nuôi tôm sạch, an toàn khi sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả cao.

Khẳng định thế mạnh tôm sinh thái

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển, việc tập trung nuôi tôm sinh thái được xác định là một trong những ngành nghề chủ lực và mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra hướng phát triển mới cho huyện.

Vươn lên khá, giàu nhờ nuôi cá

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh đã duy trì và phát triển mô hình nuôi cá bống tượng, nhờ thực hiện mô hình này mà nhiều hộ vươn lên khá, giàu. Hiện nay, giá cá bống tượng tiếp tục tăng cao nên người nuôi rất phấn khởi, tích cực duy trì và nhân rộng mô hình, nhất là trong hội viên cựu chiến binh (CCB).

IoT tạo bước tiến cho ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, cơ hội mới. Tại tỉnh Cà Mau, việc áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) trong nuôi thuỷ sản và công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, mang lại hiệu quả, sự đổi mới tích cực cho ngành.