ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 04:38:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Theo lời Bác dạy

Báo Cà Mau Cuộc họp dân của 5 ấp tại UBND xã chật kín hội trường và kéo dài từ 2 giờ đến 4 giờ rưỡi vẫn chưa dứt. Không khí sôi nổi với các đề nghị, góp ý, tranh luận… tới mức khi chủ toạ báo nghỉ mươi phút giải lao thì chỉ lác đác người ra ngoài hút thuốc, còn đa số vẫn ngồi tại chỗ để chồm lên, ngoái xuống trao đổi thêm tâm tư, suy nghĩ của mình.

Cuộc họp dân của 5 ấp tại UBND xã chật kín hội trường và kéo dài từ 2 giờ đến 4 giờ rưỡi vẫn chưa dứt. Không khí sôi nổi với các đề nghị, góp ý, tranh luận… tới mức khi chủ toạ báo nghỉ mươi phút giải lao thì chỉ lác đác người ra ngoài hút thuốc, còn đa số vẫn ngồi tại chỗ để chồm lên, ngoái xuống trao đổi thêm tâm tư, suy nghĩ của mình.

Nội dung cuộc họp xoay quanh chủ trương xây dựng nông thôn mới, khi các tiêu chí đã vượt hơn ba phần tư chặng đường, vào giai đoạn chạy nước rút, gay go hơn. Gần như ai nấy có chung sự nôn nóng trước tin tháng rồi một xã thuộc huyện bạn đã được công nhận xã nông thôn mới, dẫn đầu toàn tỉnh. Làm sao cố gắng đạt danh hiệu xã nông thôn mới… hạng Nhì cũng tốt, mà hình như điều vướng mắc không lớn, sao càng bàn bạc càng thấy rối. Chú Năm Ðắc từ đầu chỉ lắng nghe phát biểu mà không nói chi, thỉnh thoảng ghi ít dòng vào quyển sổ tay những ý chợt nhớ ra…

Minh hoạ: MINH TẤN

Lúc chú Năm đứng lên xin phép tham gia, mọi người từ chỗ ồn ào, riêng tư cũng dần yên lặng chú ý. Là một cựu chiến binh phụ trách sinh hoạt chi hội ấp, tính cách dân chủ, thẳng thắn của chú lâu nay khiến mọi người tin tưởng, nể nang. Chủ toạ mời lên trên để nói vào micro, chú ngượng nghịu cười, giọng sang sảng so với tuổi đã ngoài sáu mươi:

- Thưa… tôi đứng đây nói cũng được, chỉ xin bà con chịu khó nghe! Về lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới được phát động trên cả nước nói chung và xã nhà nói riêng, thì bà con qua nhiều cuộc họp trước đã nắm rất rõ, xin không lặp lại. Thưa bà con… trong 19 tiêu chí từng bước thực hiện thì chúng ta đã hoàn thành cơ bản 16 tiêu chí. Còn 3 tiêu chí với gần chục chỉ tiêu chủ yếu dựa vào sức dân, nhất định bà con ta phải góp sức cùng chính quyền, trong đó có nguồn vốn huy động… Tôi và có lẽ nhiều người ở đây cũng đồng ý rằng, chỉ có sự ủng hộ của người dân chương trình mới thành công, phát triển bền vững…

Có những ý kiến phía dưới vang lên cắt ngang:

- Chú Năm ơi! Tiêu chí đường trục xóm, ấp, chỗ nào cũng xong rồi, còn ấp chú sao trì trệ hoài vậy? Tính sao đây?

- Con kinh số 3 gần chợ nay bị lục bình gây nghẽn dòng chảy, coi chừng môi trường…

- Nguồn vốn huy động là sao? Tui chưa hiểu rõ lắm!

Chú Năm bình tĩnh lật sổ tay liếc qua, tự tin trả lời:

- Tôi trong ban phát triển ấp nên thấy việc bà con nêu ra… Về giải toả chướng ngại cho đường ấp thông thoáng, tôi hứa sẽ sớm thôi. Chuyện làm vệ sinh con kinh số 3 thì đã tính xong, Chủ nhật này anh em cựu chiến binh kết hợp thanh niên ra quân giải quyết. Nhân đây, trong tình làng nghĩa xóm cùng lợi ích chung, tôi nhờ bà con nhắc nhở, vận động nhau đổ rác đúng nơi hoặc chôn rác theo hướng dẫn. Cuộc sống vật chất mình đi lên mà văn hoá môi trường còn thiếu thì làm sao gọi là văn minh được…

Rì rào tiếng bàn tán, rồi một giọng ra ý đồng tình:

- Bác Năm nói hay lắm, nhưng đây là chuyện nhỏ…

Chị phó chủ tịch UBND xã và là trưởng ban quản lý xây dựng nông thôn mới đứng lên chào, nói rành mạch:

- Tôi xin trả lời về nguồn vốn huy động trong dân để thực hiện chương trình… Ngoài ngân sách Nhà nước bao gồm Trung ương và địa phương, rồi còn vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp… Với nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư thì bà con đã làm khá nhiều đấy thôi. Ví dụ như sửa chữa nhà ở hoặc xây mới, cải tạo vệ sinh môi trường, cổng ngõ, cảnh quan, đầu tư cho sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập… Xã đã biểu dương và đề nghị lên trên khen tặng một số cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp xây dựng các công trình công cộng của ấp, xã bằng công lao động, vật liệu, hiến đất… Chúng ta luôn nhớ nằm lòng câu nói của Bác Hồ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Mong bà con tận tâm đồng thuận!

Mọi người rì rào trò chuyện với vẻ phấn khởi. Ai đó phải vỗ tay bồm bộp để nhắc ổn định trật tự. Chú Năm tư lự một lúc rồi tiếp tục nói:

- Thưa bà con… nhân cuộc họp đông đủ này, trong không khí dân chủ bàn bạc này, tôi chợt nhớ… Tôi nhớ Bác Hồ cả đời kiên quyết đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc chúng ta hôm nay. Ðối với miền Nam, tình cảm của Bác vô cùng thắm thiết. Tôi nhớ Bác từng nói: “Miền Nam trong trái tim tôi” và “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Và trong những năm miền Nam chiến đấu chống Mỹ ác liệt, Bác đã có ý định vào miền Nam “để thăm đồng chí, đồng bào”, vấn đề này Bác cứ nhắc đi nhắc lại, thậm chí còn chuẩn bị cho sức khoẻ, tập đi bộ nhiều, leo dốc cao…

Cả hội trường im lặng, bao nhiêu ánh mắt hướng về chú Năm để nghe chuyện về vị cha già dân tộc. Vuốt mái tóc trắng loà xoà, chú Năm như xúc động:

- Từ năm 1968 trở đi, Bác yếu nhiều… Bác yêu cầu hễ có đồng chí miền Nam nào ra thì phải cho Bác biết và đưa vào gặp Bác. Nhiều cán bộ, chiến sĩ từ miền Nam ra Bắc đã được vào thăm Bác, đặc biệt là các chị và các cháu. Mỗi lần gặp, Bác đều hỏi tình hình rất tỉ mỉ và Bác rất vui… Tôi nhắc những chuyện này là để bà con mình hiểu thêm tấm lòng, sự quan tâm của Bác với miền Nam, trong đó có địa phương chúng ta. Xã mình được thụ hưởng bình yên, phát triển kinh tế ngày nay cũng từ thành quả đấu tranh gian khổ, mấy mươi năm đánh giặc không nề hy sinh xương máu, tan nhà nát cửa… Vậy phải làm sao cho xứng đáng? Ta từ nền tảng xã văn hoá, nay tiến lên Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì vai trò chính là của mỗi người, của cộng đồng dân cư đoàn kết, bàn bạc dân chủ, của bà con có mặt nơi đây...

Tiếng vỗ tay hưởng ứng vang động hội trường. Nhìn lên đồng hồ đã quá 5 giờ chiều, chú Năm tằng hắng:

- Thưa bà con… chắc giờ này ai cũng sốt ruột về lo việc nhà, nhưng xin nán lại chừng mươi phút cho tôi có dịp bày tỏ thêm. Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động từ lâu, tôi mong mọi người tìm đọc, tìm hiểu thật cụ thể và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội… Bất cứ việc lớn nhỏ, cái gì tốt, có lợi cho tập thể thì mình gắng làm, và ngược lại thì nên tránh. Lúc nãy có ý kiến cho rằng, chuyện đường ấp, chuyện vét kinh là chuyện nhỏ, ai cũng biết là chỉ thuận miệng nói vui. Tuy vậy, tôi sẽ kể một mẩu chuyện nói lên quan điểm của Bác Hồ về “chuyện nhỏ”!

Toàn hội trường trở lại yên lặng, bàn chủ toạ chăm chú nhìn chú Năm lên tiếng:

- Chuyện thế này… Năm 1968, nhân trao đổi với các cán bộ Trung ương về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt” từ các tài liệu, bài báo của Bác, Người đã phê bình một số cán bộ lãnh đạo mãi làm công tác sự vụ hơn là để tâm sức xây dựng “Con người mới”, không theo dõi việc làm hằng ngày của quần chúng Nhân dân. Và Bác nói một câu: “Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?”…

Sửa lại gọng kính, chú Năm cúi xuống giở quyển sổ tay chọn một đoạn:

- Tôi đọc tóm tắt thôi: “Các chú biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ thấm sâu vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc”…

Anh bí thư, chị phó chủ tịch xã đến gần chú Năm thân tình bắt tay, han hỏi, động viên hoàn thành công việc cấp bách trong những ngày sắp tới…

***

Trầm ngâm bên tách trà, chú Năm bàn chuyện cùng vợ:

-  Ông Hai Tấn nhà bên kia nghe tôi thuyết phục coi bộ chịu đốn bụi tre cho quang đãng, dễ làm đường. Ngặt bà vợ hơi bảo thủ, khó chịu, cứ lằng nhằng hoài như còn tiếc. Xe ủi, xe lu làm gần tới nơi không lẽ phải chờ, bởi vậy hồi qua tôi nói với bà…

Thím Năm đưa tay lên ngăn lại:

- Tôi hiểu và có nói qua mấy đứa ở nhà, đứa nào cũng thuận theo ý ông. Ðược rồi, trước mình đã lùi rào vô 2 mét, giờ bóp bụng nhín thêm 2 mét nữa cũng chẳng sao. Cái gì mình làm tốt cho chòm xóm thì làm, chịu thiệt một chút hổng sao hết. Có điều, giá như đốn bụi tre nhà Hai Tấn thì con đường thẳng thớm hơn…

- Biết sao được bà ơi! Mỗi người mỗi ý, người rộng rãi, người hẹp hòi… Tôi mừng vì mấy mẹ con bà biết vì chuyện chung, nhờ vậy tôi mới mạnh miệng hô hào… Ủa… ai như bà Hai Tấn qua kìa!

Bà Hai nhổ bã trầu ngoài rào, kéo khăn lau miệng, bước vô đon đả:

- Chà… chiều qua ở xã chú kể chuyện Bác Hồ thiệt hay làm tôi vướng bận suy nghĩ hoài, khuya này còn nhớ…

Chú Năm bình thản rót tách trà mời khách. Thím Năm chần chừ rồi không nén được, nói luôn:

- Tôi tính mai dời rào cho công nhân làm đường …

Vừa nâng tách trà lên, bà Hai vội đặt xuống, giọng hụt hẫng:

- Chi gấp vậy? Nhà thím mới dời rào hồi đầu tháng, để nguyên vậy nghen! Tôi qua định nhờ chú Năm kiếm giúp ít nhân công dọn sạch bụi tre mọc lấn ra, rồi đo đạc đúng quy chuẩn làm đường, tại tôi… tại… Mà nói thiệt…

Nếp nhăn trên trán như giãn ra, chú Năm mỉm cười nghe bà hàng xóm nói tiếp:

- Tôi chữ nghĩa hổng nhiều, chiều qua họp nghe chú nói chuyện về Bác Hồ, lời lẽ như tâm tình khiến tôi rất thấm thía. Về kể lại, ông nhà tôi mới nhắc, thời chiến tranh chú Năm cùng chi bộ Ðảng có mấy người bám trụ vùng tranh chấp liên xã, bị đánh tróc hầm tróc hố thì chạy sang cù lao, rồi trở lại gầy dựng phong trào lớn mạnh cho tới giải phóng. Vậy mà hoà bình rồi, vợ chồng chú vẫn sống giản dị, nuôi dạy con nên người, giỏi thiệt đó!

Chú Năm thoáng chút trầm tư, nói nhỏ:

- Thì thời kỳ đó, tình làng xóm, tình yêu quê hương của ai cũng giống nhau thôi chị Hai ơi! Còn chuyện bà cho đốn bụi tre mở đường, tôi cảm ơn nhiều và sẽ kêu thêm vài người làm phụ. Mai mốt xong, chị làm rào ngõ đàng hoàng, trồng bông soi nhái, bông mười giờ cặp lề như người ta thì vừa đẹp nhà, vừa đẹp xóm…

Vui vì chuyện đường sá giải quyết êm gọn, chú Năm tiễn bà Hai ra cổng, nói thêm:

- Chị Hai thích nghe, lúc nào rảnh tôi qua nói chuyện chơi. Ðóng góp hoặc bỏ qua một ít quyền lợi tư riêng cho xóm ấp và luôn cả gia đình mình cùng hưởng sự thuận tiện, trong lòng cảm thấy thoải mái, thanh thản lắm. Chị Hai về nghiền ngẫm lời dạy ngắn mà sâu sắc của Bác Hồ, câu “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, càng nghĩ càng thấm thía! Cảm ơn chị nghen!

Ngồi vào bàn trà, chú Năm lại tiếp thêm hai người khách là bác Tư và cô Trang, người cùng ấp. Ba người trò chuyện thân tình, thẳng thắn, xoay quanh vấn đề xây dựng nông thôn mới. Các công tác cần làm ngay được ghi chép cẩn thận vào sổ tay mỗi người. Bác Tư chậm rãi nói:

- Tui thấy bên cựu chiến binh bước đầu kết hợp với hội người cao tuổi là đúng. Ðiều này rất quan trọng, mình đóng vai trò tiên phong, uy tín nên bà con đồng tình cao khi được vận động góp sức… Bên thanh niên, phụ nữ cũng hoạt động tốt…

Cô Trang cười vui:

- Hồi nãy cùng bác Tư đi một vòng ruộng, cháu thấy bà con làm đồng, xịt thuốc… đều có bao bịch mang theo để thu gom những chai lọ, rác rưởi. Mấy hộ cặp kinh thì chặt những cành cây gie ra cho trống trải. Cháu mừng vì mọi người đã có ý thức…

Nhớ chuyện mới rồi, chú Năm khoe:

- Chị Hai Tấn vừa qua nhà báo ngày mai chặt bụi tre cho rộng đường, tui mừng quá. Lâu nay chỉ cứ khăng khăng giữ nguyên, nhánh sà xuống đường mà ai tỉa bớt là có rầy rà liền. Cái này gọi là chuyển biến tốt phải không anh Tư, cháu Trang? À… Chủ nhật tới ra quân làm thông thoáng con kinh số 3, anh Tư với mấy anh chị lớn tuổi khỏi ra chi cho cực, nắng nôi lắm!

Hớp ngụm trà, bác Tư phản ứng ngay:

- Tui cũng là dân trong ấp, trong xã, cho dù sức yếu thì làm việc nhỏ hay dùng kinh nghiệm mà chỉ dẫn tụi thanh niên làm. Coi vậy chớ tui nhờ tập thể dục, rèn luyện thân thể nên còn khoẻ, nắng nôi nhằm nhò chi! Chú đừng lo, xây dựng nông thôn mới đâu phải ngày một, ngày hai, nhất là khi đạt rồi cần tiếp tục giữ vững, làm tốt hơn nữa. Trong "Lời kêu gọi tập thể dục" của Bác vào tháng 3/1946, tôi nhớ câu “… việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công…” và Người khẳng định: “Tự tôi ngày nào cũng tập…”.

Ðắn đo suy tính, cô Trang ngập ngừng góp ý:

- Theo cháu, tủ sách trong nhà văn hoá xã nên bổ sung nhiều sách cần thiết về học tập và làm theo gương Bác. Ðiều này khuyến khích mọi người đọc và phổ biến rộng…

Chú Năm cười vẻ tự tin:

- Cháu Trang nói như ý tôi lâu nay. Từ đầu năm, tôi đã sưu tầm rất nhiều bài báo, chuyện kể, tư liệu về đời hoạt động của Bác. Tất cả đều mang tính giáo dục, giản dị, dễ hiểu mà gần gũi với cuộc sống mỗi người chúng ta. Tôi sẽ sao chép hoặc in ra làm nhiều bản gởi tặng nhà văn hoá trong dịp khánh thành.

Ba người tiếp tục trò chuyện, các vướng mắc chưa tốt trong ấp dần được tháo gỡ bằng nhiều biện pháp có lý, có tình. Thím Năm từ nhà sau bước lên, vui vẻ:

- Nghe bàn luận rôm rả quá, tôi hổng dám lên… Gần trưa rồi, nhân tiện mời cơm anh Tư với cháu Trang luôn, nhà có gì ăn nấy, đừng ai khách sáo nghen!

Truyện ngắn của Nguyễn Kim

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.