ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 06:25:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiết thực giảm nghèo trong đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau Công tác giảm nghèo luôn là nền tảng quan trọng để xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng. Xuất phát từ mục tiêu đó, những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, dự án ưu tiên cho vùng đồng bào các DTTS. Nổi bật là Chương trình 134, 135, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Cà Mau là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống. Toàn tỉnh hiện có 32 DTTS, với trên 12 ngàn hộ; gần 48 ngàn người, đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.732 hộ, khoảng 39 ngàn người. Những hiệu quả thiết thực mà các chương trình, dự án mang lại đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng các DTTS, tạo động lực quan trọng đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào.

Hỗ trợ thiết thực

Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho biết: “Tại Quyết định số 1719/QÐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình), Cà Mau có tổng số 10 dự án, với 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần. Ðến nay, đã hoàn thành việc hỗ trợ đất ở cho 4 hộ, nhà ở cho 259 hộ; chuyển đổi nghề cho 209 hộ và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 306 hộ thụ hưởng (đã giải ngân trên 14 tỷ đồng). Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2023, các địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ đất ở cho 6 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 24 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề thay cho đất sản xuất 2 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 107 hộ và giải ngân hết 2 tỷ đồng còn lại của dự án”.

Ðảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác dân tộc. Từ đó vùng đồng bào dân tộc ngày càng phát triển rõ nét. (Trong ảnh: Khu dân cư kiểu mẫu ở ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).

Cũng theo Ban Dân tộc tỉnh, về hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, kế hoạch vốn đã bố trí trên 12 tỷ đồng, các địa phương đã hoàn thành phê duyệt phương án phát triển sản xuất, giải ngân được hơn 1,5 tỷ đồng, phần vốn còn lại dự kiến giải ngân hết trong năm 2023. Về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đến nay, các địa phương thụ hưởng đã thực hiện hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 74 công trình xây dựng mới và 78 công trình duy tu, bảo dưỡng, đã giải ngân gần 48 tỷ đồng. Ðồng thời, đang tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 22 công trình, duy tu bảo dưỡng 20 công trình giao thông, dự kiến hoàn thành trong năm 2023 và giải ngân thêm khoảng 9 tỷ đồng.

Trong năm 2022, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh là 50.468 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 42.612 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh 4.356 triệu đồng và vốn huy động 3.500 triệu đồng. Qua đó, sử dụng hiệu quả cho công tác giảm nghèo trong đồng bào DTTS như hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo..., giúp nhiều hộ đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer, có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.

Ổn định nhờ chính sách cấp đất

Ấp 4, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời có 15 hộ đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống. Năm 2019, có 10 hộ được hỗ trợ cất nhà và đất sản xuất để an cư lập nghiệp. Qua đó, bà con đồng bào dân tộc Khmer nơi đây đã tận dụng và phát huy hiệu quả từ đất sản xuất của mình, đến nay, đời sống kinh tế dần phát triển ổn định. Trong đó, phải kể đến hộ gia đình anh Lý Văn Út và chị Hữu Thị Kệ, 1 trong 10 hộ khó khăn về đất ở, đất sản xuất. Khi được Nhà nước cấp đất sản xuất 3.000 m2, cộng thêm nền nhà ngang 7 m, dài 37 m, gia đình rất vui và cố gắng tập trung lao động sản xuất. Với phần đất sản xuất được cấp, gia đình anh Lý Văn Út trồng hoa màu, mang lại thu nhập khá ổn định. Mùa khổ qua vừa rồi, anh Út thu hơn 25 triệu đồng, hiện anh đang xuống giống rau muống cùng một số loại rau khác để tăng thêm nguồn thu cho gia đình.

Nhờ được cấp đất sản xuất, gia đình anh Lý Văn Út trồng hoa màu mang lại thu nhập ổn định.

Anh Út bộc bạch: “Trước đây, gia đình tôi khổ lắm, do không có đất nên vợ chồng tôi phải ở nhờ trên phần đất của người thân, cuộc sống chủ yếu dựa vào làm thuê để kiếm sống qua ngày. Từ ngày được Nhà nước cấp đất, vợ chồng tôi chuyển về đây ở, cất được căn nhà kiến cố, cuộc sống ổn định hơn. Căn nhà trị giá gần 200 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 21 triệu đồng”.

Không chỉ riêng gia đình anh Lý Văn Út, nhiều hộ Khmer khác ở Ấp 4, xã Trần Hợi sau khi được hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đều tập trung phát triển kinh tế gia đình với nhiều mô hình khác nhau, cuộc sống ổn định hơn so với trước đây.

Vợ chồng anh Lý Văn Út hạnh phúc trong căn nhà mới được Nhà nước hỗ trợ phần kinh phí xây dựng.

Ðiển hình như gia đình anh Hữu Hà Tiên, trước đây phải sống nhờ đất chùa Tam Hiệp, thuộc ấp Bình Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Sau khi nhận đất và cất được nhà ở ổn định, gia đình anh vừa trồng lúa, vừa trồng hoa màu và chăn nuôi... Thời gian rảnh rỗi anh đi làm thợ hồ để kiếm thêm thu nhập, hiện nay cuộc sống gia đình đã khấm khá hơn.

Anh Hữu Hà Tiên cho biết: “Với diện tích đất 5.000 m2 được Nhà nước cấp, gia đình tôi tập trung sản xuất 2 vụ lúa/năm, trung bình mỗi vụ cho thu nhập khoảng 6-8 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn tận dụng thêm diện tích đất xung quanh nhà để trồng hoa màu, nhằm tạo nguồn thu ổn định hằng ngày. Vụ lúa hằng năm vợ chồng tôi để lại ăn, còn đi làm thuê, chăn nuôi thì tích luỹ. Khoảng hơn 2 năm nay, nhờ duy trì phát triển sản xuất như vậy nên kinh tế gia đình ổn định hơn so với trước đây. Vợ chồng tôi rất mừng và cảm ơn Nhà nước đã hỗ trợ. Bây giờ không còn lo nhà ở xập xệ, không có đất sản xuất như trước đây nữa”.

Nhờ chính sách cấp đất cùng với sự chí thú làm ăn của các hộ đồng bào DTTS, hiện nay, tại Ấp 4, xã Trần Hợi không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc.

Khắp tuyến đường vào Ấp 4, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời phủ xanh bởi các loài hoa màu. Đặc biệt, những hộ đồng bào dân tộc được cấp đất.

Ông Ðỗ Ðình Hữu Tình, Trưởng Ấp 4, cho biết: “Sau khi được cấp đất sản xuất và nhà ở, đời sống đồng bào dân tộc nơi đây chuyển biến rõ nét. Hầu hết bà con tận dụng rất hiệu quả đất sản xuất, vừa trồng lúa, vừa trồng hoa màu và chăn nuôi. Với sự quan tâm, hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước, bà con ai cũng phấn khởi, có thêm động lực để thi đua sản xuất, vượt qua khó khăn. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền để bà con tăng gia lao động, học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất”.

Những chính sách nhân văn trong công tác giảm nghèo của Ðảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, dân tộc Khmer nói riêng đã giúp họ ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, có cơ hội vươn lên thoát nghèo, quyết tâm cùng chính quyền các cấp thực hiện tốt các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

 

Danh Ðiệp

 

Ðầm Dơi vượt chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Huyện Ðầm Dơi đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc triển khai chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhờ vào sự đồng thuận mạnh mẽ từ toàn bộ hệ thống chính trị và sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của huyện.

Tăng cường liên kết đào tạo nghề giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, học tập, nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực đào tạo nghề cho sinh viên, chiều 6/11, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp giao lưu với Trường Phổ thông Trung học Công nghiệp Jeonju, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc.

Điểm sáng trong chăm lo đời sống người lao động

Trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt, Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Anh luôn là đơn vị điển hình nhờ các chính sách phúc lợi nhân viên thiết thực và nhân văn. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động, công ty còn triển khai nhiều chế độ phúc lợi có lợi cho người lao động, tạo điều kiện để nhân viên yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Trải nghiệm thú vị từ công việc thực tế

Kiến thức lý thuyết sẽ phát huy tốt hiệu quả khi sinh viên biết áp dụng vào thực hành một cách hợp lý. Lựa chọn môi trường vừa học vừa làm để trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho nhiều sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về công việc, chuyên ngành mình lựa chọn. Ngoài ra, khi làm việc các bạn sinh viên sẽ trải nghiệm nhiều điều thú vị về công việc hay cuộc sống, đặc biệt giúp sinh viên trang bị được kỹ năng xử lý tình huống ngoài thực tế.

Tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân

Hiện toàn tỉnh có trên 1.074.000 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt 89% dân số. Nếu tính cả những người dân Cà Mau đang làm việc và tham gia BHYT ở các tỉnh khác thì tỷ lệ này đạt trên 95%. Tuy nhiên, nhiều xã nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao vẫn chưa đạt chỉ tiêu bao phủ BHYT theo yêu cầu.

Tín hiệu vui về giải quyết việc làm

Ðạt nhiều kết quả khả quan trong giải quyết việc làm cho người lao động (NLÐ), Cà Mau đang đề ra kế hoạch chạy nước rút cho 3 tháng cuối năm.

Hơn 200 lao động tham gia phiên giao dịch việc làm

Ngày 29/10, Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức thu hút hơn 200 lượt người tham gia là lực lượng sinh viên và lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kịp thời đảm bảo an sinh cho người lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 74.815 người. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động  (ATVSLĐ) có nhiều chuyển biến tích cực, cũng như việc chăm lo người lao động không may bị tai nạn trong quá trình lao động luôn được quan tâm đúng mức.

Tiện lợi nhận lương hưu qua ATM

Thực hiện Ðề án Chuyển đổi số của Chính phủ và tỉnh Cà Mau, thời gian qua, ngoài việc thực hiện chuyển đổi số theo các mặt công tác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), gần đây, BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố phối hợp với các ngân hàng và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm khuyến khích người dân sử dụng tài khoản ATM để nhận lương hưu và trợ cấp, góp phần hiện đại hoá quy trình thanh toán, tăng cường tính an toàn và tiện lợi.

Chăm lo tốt đời sống người lao động

Nhận thức rõ việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động (ĐVCĐ&NLĐ) là nhiệm vụ vô cùng quan trọng quyết định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn luôn dành sự quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.